KHOẢNG KHẮC B̀NH YÊN
60 cuộc triển lăm ảnh trong
nước và quốc tế; rất nhiều giải thưởng, huy chương, bằng khen trong nước và
quốc tế; có tên trong các guide book có uy tín như Lonely Planet Vietnam,
Footprint Vietnam, Poly Glott APA Guide…; hội viên Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh,
tước hiệu Nghệ sĩ nhiếp ảnh xuất sắc Việt Nam E.VAPA và của Liên đoàn nhiếp
ảnh quốc tế E.FIAP… Thế nhưng, khi nói về các tác phẩm của ḿnh Long Thành
chỉ nói: “Người ta nhận xét ảnh của tôi có nội dung b́nh thường nhưng trong
đó là tất cả cảm xúc thật!”. Một trong những gịng chữ lưu niệm của khách
nước ngoài đă từng ghé đến Galery của Long Thành đă thừa nhận: “Không cần
nhận xét ǵ thêm về những bức ảnh, tự chúng đă nói lên tất cả”. Đối với Long
Thành đó là một món quà hơn bất cứ ǵ khác trong cuộc đời 40 năm theo đuổi
nghệ thuật ảnh đen trắng của ḿnh.
Sinh năm 1951 tại làng Chụt - Vĩnh Nguyên, thành phố Nha
Trang. Ông cụ thân sinh Long Thành là người Hoa ở Đảo Hải Nam Trung Quốc.
Quán ăn nhỏ có tên gọi là Nhất Giai Hương ra đời như một sự gắn kết
giữa người đàn ông gốc Hoa và người phụ nữ làng Chụt. Long Thành nhớ lại:
“Gia đ́nh có 11 người con nhưng giờ chỉ c̣n 6. Từ một người anh theo học
nghề h́nh ở hiệu ảnh Xuân Mai làng Chụt, sau đó thấy thích và theo học nghề
với một người thầy tên là Thoại. Năm 13 tuổi mẹ tôi đưa tôi lên Nha Trang
học nghề h́nh với người cậu ruột ở tiệm h́nh Photo Tín Mỹ. Và, có vẻ như số
phận đă được an bài bắt ḿnh phải gắn kết với nghề ảnh. Bởi, sau nhiều năm
bôn ba khắp chốn, cuối cùng trụ lại và sống được với nghề”.
- Người ta nói so với nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh, Long Thành
có vẻ “giàu có”?. Tôi hỏi.
Bằng một giọng xúc cảm đặc biệt, Long Thành tâm sự:
- Có lẽ tôi giàu có hơn nhiều người ở cái ḿnh có không
phải là hàng hoá. Chị có thể tưởng tượng chỉ mới cách đây mười năm thôi cả
gia đ́nh 4 người sống chen chúc chật chội trong căn pḥng 18m2, vừa là nơi
sinh hoạt gia đ́nh, vừa là nơi treo ảnh, phóng ảnh, tiếp khách… 12 năm trời
như thế! Đến nỗi có những người khách đến xem ảnh phải phàn nàn: “Nhà của
ông luộm thuộm quá!” Có khi chuột c̣n chạy dưới cả chân khách. Cái tâm trạng
“ở nhờ” nó quen đến nỗi giờ đây đă có một cơ ngơi tươm tất như thế này mà
vẫn không nghĩ đó là nhà của ḿnh. Nhớ lại, có một đêm Noel một người khách
nước ngoài t́m đến xem ảnh, thấy một người vợ bồng đứa con bị sốt và nhà th́
chẳng có ǵ để ăn ngoài đĩa rau muống với chén mắm nêm. Người khách bèn lấy
ra 30 USD và nói: “Tôi muốn tối nay ông đưa cả gia đ́nh đến nhà hàng”. Đó là
những người ḿnh không thể quên được trong quăng thời gian khó khăn ấy. Hay,
có một người khách nước ngoài, có lần đến thăm gia đ́nh tôi thấy trên tay
ông có hai cái máy ảnh, trong đó có một cái máy mà tôi hằng mơ ước. Ông ta
về nước, tôi và ông ta liên lạc với nhau một thời gian. Sau đó bặt tin. Một
thời gian lâu sau tôi nhận được một món quà tặng là một cái máy ảnh đúng như
mơ ước, nhưng người gởi không phải là người quen năm xưa! Đối với tôi thành
công trong cuộc đời không thể không nói đến sự may mắn. Và tôi đă có được
nhiều may mắn do bạn bè mang lại.
Quả đúng như lời khẳng định của Long Thành – Nhiều người
đă nhận xét: Vượt lên trên tất cả những ǵ mà Long Thành đă có được về sự
nghiệp là sự trân trọng của đồng nghiệp, của bạn bè quốc tế …
Năm 1994, lần đầu tiên tại Nha Trang Long Thành “tự giới
thiệu” ảnh của ḿnh bằng cách mang đến treo ở Sailing Club, với mục đích ban
đầu chỉ là nhằm trang trí cho một không gian có thêm phần lăng mạn. Và, cũng
từ đó, Long Thành được nhiều người biết đến nhất là khách nước ngoài. Người
ta cảm nhận được những bức ảnh đen trắng của Long Thành thể hiện được sắc
màu của cuộc sống và con người Việt Nam.
Hỏi: Tại sao lại là ảnh đen trắng? Long Thành chỉ trả lời
đơn giản: “Tôi muốn làm một tác phẩm từ A đến Z. Từ một khoảnh khắc bất ngờ
mà tôi chộp được cho đến khâu tráng, rửa, phóng ảnh, đóng khung, giữ phim….
Có nghĩa là tôi đă thực hiện trọn vẹn một tác phẩm và hiểu nó hơn ai hết!”
Công việc làm “bà đỡ” cho chính các tác phẩm của ḿnh đă
khiến Long Thành là người của công việc “bận đến nỗi đôi khi không có th́
giờ để ăn!”. Pḥng tối có thể giữ chân anh có khi cả ngày lẫn đêm. Và, xem
ảnh của Long Thành người ta sẽ hiểu được niềm say mê đó – Đó là những cảm
xúc nhẹ nhàng, b́nh yên và sâu lắng; đó là những khoảng khắc đẹp, nên thơ
nhưng lại … rất thật. Nụ cười hả hê của hai bà già thẹn thùng, duyên dáng mà
lại chân phương; những ánh mắt ngời sáng chứa đựng nhiều khát khao; hay, sự
vất vả của một đời người được ghi lên từng nếp nhăn, vết cáu bẩn của móng
tay – Phải là con mắt của một người nghệ sĩ có “thâm niên” và nhiều kinh
nghiệm về nghề nghiệp mới nhận thấy được cái tinh tế đó để đưa vào tác phẩm.
Năm 1987, tác phẩm “Mưa” của Long Thành đă làm nên cho
anh một “thương hiệu” - đem đến cho anh nhiều giải thưởng trong nước và quốc
tế. Trong một cuộc thi ở Newzealand với 17 ngàn nhà nhiếp ảnh của 164 quốc
gia tham gia. Long Thành được chọn trong số 300 người tham gia triểm lăm tại
Newyork. Người ta biết đến Long Thành nhiều qua tác phẩm này. Anh kể: “Đó là
một buổi chiều tôi đi bộ đến thăm anh Thu An – một người đàn anh có mẹ vừa
mới mất, bỗng chợt có cơn mưa rào, những hạt mưa in rơ trên nền màu của
nắng, lúc đó may mắn làm sao có hai em bé đi dù ngang qua và thế là có cú
bấm máy”.
Cái “gu” của Long Thành là thích chụp ảnh đời thường,
những h́nh ảnh rất thật và rất giản dị. Anh bộc bạch: “Khi có cảm giác bất
an ḿnh lại mang máy ảnh đi”. Phải chăng v́ những “cảm giác bất an” đó mà
Long Thành đă có được những cảm xúc rất thật?
Vâng, chính những điều rất thật đó đă khiến những người
khách đến galery của Long Thành ngày một nhiều. Trong lúc đang tṛ chuyện
với tôi, một người khách nước ngoài bước vào, bắt tay Long Thành và nói:
“Rất hân hạnh được biết ông, một nhà nhiếp ảnh nổi tiếng”. Tiếng nhạc nhè
nhẹ, những bức ảnh hai bên tường cuốn hút người xem. Chị Khánh – vợ anh Long
Thành sẽ mang đến cho khách tách nước trà và lặng lẽ theo chân họ. Những
niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, nỗi khát khao, một chiếc nón lá, chiếc xích
lô, buổi chiều đồng muối, quê hương thanh b́nh…. Những tác phẩm của Long
Thành đă làm cho khách biết thêm, yêu hơn về Việt Nam. Họ sẽ mang những điều
đó khi về nước và những bức ảnh sẽ chiếm một vị trí trang trọng trong nhà
họ. Một người khách đă nói: “Với ảnh của ông, chúng tôi thấy có một Việt Nam
trong ngôi nhà ḿnh!”. Sự hâm mộ đó là điều hạnh phúc thật lớn lao không
phải ai cũng có được.
Tác phẩm là người – Sự b́nh dị trong tác phẩm và sự chan
ḥa ngoài đời là “hai trong một” Long Thành. Bạn hăy đến và nói chuyện với
Long Thành và ngắm nh́n những tác phẩm của anh. Những khoảnh khắc bất chợt
nhưng đạt được độ chín chắn tuyệt đối. Những nét đẹp dung dị rất đời thường,
quan trọng hơn, đó là sự thư thái và b́nh yên.
Đào Thị Thanh Tuyền |