NGƯỜI GIỮ KHO TÀNG VĂN HOÁ CHĂM
Một tuổi thơ cơ cực. Muốn
thoát khỏi kiếp tôi đ̣i không có cách nào khác hơn là phải kiếm cho ḿnh cái
chữ, một cái nghề. Để rồi khi đă có tất cả bỗng dưng lại bỏ tất cả v́ một
đam mê như một linh tính mách bảo, như điềm báo trong những giấc mộng…. Tôi
có dịp biết đến ông qua lời giới thiệu của dịch giả Nguyễn Thành Thống,
người có nhiều năm nghiên cứu về văn bia Chăm:
- Sử văn Ngọc là chuyên gia số một, “kho” tài liệu cổ, từ
điển sống về văn hóa Chăm. Ông có thể dịch từ tiếng Chăm qua tiếng Việt
thành thơ bất cứ lúc nào hay có thể ngồi viết một mạch mà không cần tra cứu
cả trăm câu tục ngữ, ca dao Chăm. Ông là người sưu tầm sách Chăm cổ (trên lá
buông, giấy dó) và cả sử thi Raglai …. Trong khi nói chuyện ông thường dùng
rất nhiều thành ngữ và tục ngữ Chăm. Đây là một trường hợp hiếm hoi! Người
ta có thể hỏi ông bất cứ ǵ về văn hóa Chăm. Có thể nói không ngoa, ông là
người “giữ” kho tàng văn hóa Chăm, bởi tất cả được lưu giữ hết trong đầu
ông, chỉ cần “search” rồi “enter” ….
Và, tôi đă có một cuộc tṛ chuyện với nhà “Chăm học” nổi
tiếng này trong một lần ông ghé Nha Trang.
Sử Văn Ngọc sinh năm 1941 tại làng Hữu Đức, xă Phước Hữu,
Huyện Ninh Phước – Ninh Thuận (làng Hữu Đức được coi như là “kinh đô” của
người Chăm - ở đây có đền thờ Pogagar). Xuất thân con nhà nghèo, cha mẹ là
những người ở mướn. Ông có một cái tên cúng cơm khá... dị: Danao eù
(có nghĩa là vũng cứt), bởi theo quan niệm người Chăm một đứa con
kháu khỉnh phải đặt tên thật xấu để … hoá giải.
Năm 1946 một trận dịch tả làm chết nhiều người trong làng
và ông là một trong những người mắc bệnh đầu tiên. Di chứng do bị mất nước
để lại đến giờ là một con mắt bị hư. Khi ấy gia đ́nh tưởng ông đă chết và
khâm liệm đem đi mai táng. Lúc đi chôn một người bà con quá xúc động khóc to
lên làm ông giật ḿnh mở mắt ra. Cả nhà mới biết ông c̣n sống! Trên đường
trở về làng, một ông chánh tổng người Việt, vốn là một thầy lể thấy điều kỳ
dị ấy, bèn xuống ngựa lấy dụng cụ ra chích lể. Thấy máu c̣n tốt, ông biết là
đứa bé sẽ sống, bèn đặt tên là: “thằng Ngọc” rồi dặn ḍ cha mẹ đứa bé: “Hăy
nuôi nó sau này nó có thể làm nhiều việc”.
Thế nhưng, lớn lên do hoàn cảnh nhà quá nghèo, không có
cơ hội đến với sách vở, ông lại tiếp tục nghề đi ở mướn của mẹ cha. Sử Văn
Ngọc nhớ lại:
- Năm ấy tôi đi ở cho một gia đ́nh có một cậu quư tử tên
là Hán văn Hiến đang học lớp 3. Mỗi khi ăn cơm xong tôi lại lén lấy sách của
cậu chủ ra xem. Một hôm bị cậu chủ bắt gặp. Cậu chủ nói: “Mày biết ǵ mà
xem“ và lôi tôi ra đánh. Buồn quá tôi bỏ không chăn trâu nữa trở về nhà
quyết tâm đi học. Điều thôi thúc buộc tôi phải đi học c̣n từ chuyện người
cha của tôi có lần bị đánh tả tơi do dắt ngựa cho ông tổng bị trễ. Tôi tự
hỏi và tự trả lời: “Tại sao người ta đánh ḿnh? V́ ḿnh không biết chữ! Phải
biết chữ để không bị hiếp đáp. Gian khổ cách mấy cũng phải đi học”. Đó là
năm 1954. Tôi học với người thầy đầu tiên là thầy Thiên Sanh Cảnh, một trí
thức người Chăm nổi tiếng thời bấy giờ, người Chăm ở Phan Rang gọi ông là
thầy (gru). Vừa học vừa làm mướn, tôi học xong cấp 1 và đậu tiểu học
năm 1957. Lên cấp 2, một trận sốt rét khiến tôi bị rụng sạch tóc và không có
tiền trả viện phí. Từ đó tôi tâm niệm phải học ngành y để sau này giúp
người.
Với tâm niệm đó, tôi ra Huế học tá viên điều dưỡng ở
Trung tâm huấn luyện điều dưỡng, hai năm (1965–1966). Ra trường tôi về làm
việc ở Ninh Thuận và sau đó chuyển vào Cần Thơ. Ba năm sau về lại Ninh Thuận
làm ở pḥng Y tế An Phước. Tuy công việc làm ổn định, nhưng tôi có linh tính
rằng đây không phải là nghề nghiệp ḿnh gắn bó suốt đời. Điềm báo trong
những giấc mộng luôn khiến tôi không an ḷng với nghề y. Và, cái linh tính
đó như một ngả rẽ định mệnh của cuộc đời.
Năm 1977 nhân một đêm đi nhóm họ, có một người nói với
tôi: “Đời này lắm đá nhưng không có ngọc. Dân tộc Chăm lúa ít, cỏ nhiều”.
Câu nói ấy của dân tộc Chăm như một tiếng chuông chùa vọng vào trí năo, vỡ
toang những trăn trở trong tiềm thức tôi bấy lâu nay. Về nhà, tôi mua một
cuốn tập nhờ chép cả bài thơ 35 trang bằng tiếng Chăm, quyết tâm tự học. Lần
ṃ trong 3 ngày với cuốn vần Chăm do Viện Ngôn ngữ mùa hè (Summer Institute)
biên soạn có sự cộng tác của ông Thiên Sanh Cảnh, tôi đọc được hết bài thơ.
Mới thấy ḿnh hiểu về ngôn ngữ Chăm quá ít, phải đi tầm sư học đạo. Nhờ một
người bạn của thầy Thiên Sanh Cảnh tên là Trượng An, tôi lần lượt đọc được
những bài thơ về ngày tháng đến những bài thơ về thế sự; từ Ariya, Poh
chatuai, Tơi lơi, Ambingu…. Đọc đến đâu nổi gai ốc đến đó, những gịng thơ
như thấm vào máu thịt…. Và thế là, bỏ hết tất cả mọi công việc, tôi lao vào
nghiên cứu tiếng Chăm
Khi tôi gặp thầy Thiên Sanh Cảnh, thấy bộ dạng lôi thôi
của tôi, thầy hỏi: “Học tiếng Chăm để làm ǵ? Có phải làm thầy cúng không?”.
Biết mục đích của tôi là muốn nghiên cứu tiếng Chăm, thầy mới chấp nhận cho
làm học tṛ và cho tôi dịch truyện “Chay dalim bălăk” viết bằng chữ La tinh
( tiếng Việt có nghĩa là “Cậu Lựu tím”). Tôi dịch sang tiếng Chăm rồi dịch
sang tiếng Việt. Khi thầy thấy bản dịch đạt yêu cầu, tôi quyết định xin nghỉ
việc ở cơ quan để chuyên chú vào tiếng Chăm. Đây là một giai đoạn khá khó
khăn trong cuộc đời tôi: một vợ, mười con, không công việc làm ổn định và
suốt ngày chỉ biết…. nghiên cứu tiếng Chăm.
Năm 1978, Tiến sĩ Phan Lạc Tuyên khi đi điền dă ở Phan
Rang đă đến ở lại nhà tôi. Tôi có cơ hội cộng tác với ông bằng những bài
viết về phong tục của người Chăm, sau này in trong tập “Những vấn đề về dân
tộc học Việt Nam” – Tập 2. Cũng trong năm đó, cơ hội cuộc đời mở ra với tôi,
tôi được mời đi dự hội nghị về Dân tộc học tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Với điệu bộ hóm hỉnh, Sử Văn Ngọc kể tiếp:
- Lần đó tôi đến hội nghị với bộ dạng lôi thôi chưa từng
thấy (v́ nghèo quá mà!). Người ta th́ trịnh trọng veston, cà–vạt, c̣n ḿnh
th́ áo bỏ ngoài quần, chân mang dép… Đă vậy c̣n được ngồi chung mâm với các
VIP nữa chứ! Đến nỗi có nhiều đại biểu phải giật ḿnh: “Hắn ta đến đây làm
ǵ nhỉ?”. Khi tôi lên đọc tham luận, mọi người mới biết. Trong hội nghị có
một người Nga đang học môn dân tộc học ở Liên Xô (cũ) đăng kư xin gặp tôi để
t́m hiểu về những món ăn truyền thống của người Chăm. Và, tôi đă giới thiệu
từ các món ăn dân dă đến những món chỉ dành trong các đại tiệc, lễ lạc. Từ
món “mắm cái, cà cỏ” – là một loại cà mọc hoang giống như cà pháo nhưng da
rất dai, để thưởng thức món này phải nhai kỹ, chậm răi, đặc biệt loại cà này
là một loại thuốc chữa giun sán; hay đến món thịt (dê, gà, trâu, heo) nướng
hay luộc… chỉ dành để cúng ông bà tổ tiên...
Năm năm lao vào nghiên cứu tiếng Chăm, đói đến “xanh con
mắt”, vợ con cằn nhằn... Tác phẩm đầu tay đánh dấu quá tŕnh nghiên cứu chữ
Chăm của Sử Văn Ngọc là bản thảo cuốn Từ điển Chăm - Việt có khoảng 10 ngh́n
từ; có cả thành ngữ, tục ngữ …
Năm 1993 Sử Văn Ngọc được giám đốc Sở Văn hóa thông tin
Ninh Thuận là Hải Liên mời cộng tác làm các đề tài về Lễ hội Chăm. Từ những
bài viết: “Lễ tế trâu ở núi Đá Trắng”, dài 28 trang, hay bài viết “Lễ tế
thần thủy”…, năm 1994, ông được vào làm việc chính thức tại Trung Tâm Nghiên
Cứu Văn Hoá Chăm – Ninh Thuận.
Sử Văn Ngọc nhớ lại:
- Hồi đó một tuần hai ngày, tôi đạp xe 15 km từ nhà đến
cơ quan bằng chiếc xe đạp không thắng, phải xin con 200đ dằn túi. Tháng
lương đầu tiên ghim chặt trong túi, một tay sờ túi (sợ bị mất) một tay nắm
ghi – đông, đạp xe ra chợ mua liền 5 lít nước mắm v́ trong suốt thời gian
nghiên cứu chữ Chăm, nghèo đến nỗi không có tiền mua nước mắm ăn. Đó là lần
đầu tiên tôi thấy giá trị của đồng tiền cho dù trước kia tôi có một cuộc
sống đầy đủ và chẳng bao giờ phải lo đến chuyện tiền bạc.
Là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, hội viên hội
Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Trung ương … (hội viên của rất nhiều
… hội), cộng tác viên của Viện Ngôn ngữ Trung tâm Khoa học xă hội và nhân
văn quốc gia … Sử Văn Ngọc đă tham gia, dịch sử thi Raglay, đọc tàng thư
Chăm cổ, biên soạn nhiều tác phẩm về văn hóa Chăm như: “Các loại h́nh đám
tang Bà La Môn”, “Đám hỏa táng ở Hữu Đức”, “Hệ thống thủy nông và lễ nghi
nông nghiệp truyền thống của người Chăm”, “Lễ cầu đảo người Chăm”, “Truyện
cổ dân gian Chăm”, “Đám ma người Chăm Bà La Môn ở Thuận Hải”, “Giới thiệu
nhạc cụ truyền thống trong sinh hoạt tinh thần người Chăm”, “Lễ hội đầu năm
của người Chăm”, “Lễ hội Ponai của cộng đồng người Chăm Ninh Thuận” …..
Ông là người thiết kế, thực hiện và viết thuyết minh về
nhà truyền thống Chăm ở Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội). Ngoài chữ Chăm, công
việc hiện nay của Sử Văn Ngọc là sưu tầm và dịch sử thi của người Raglai
trong dự án “Sử thi Tây Nguyên” của Viện Văn Hóa Dân gian.
Theo Sử Văn Ngọc, từ Raglai trong tiếng Chăm có nghĩa là
người rừng (Urang là người, lai là rừng). Tiếng Raglai và
tiếng Chăm giống nhau đến 80%, tuy đó là hai ngôn ngữ khác nhau. Có thể nói
tiếng Raglai là tiếng Chăm cổ. Có những từ Chăm ông không biết nghĩa phải
t́m qua tiếng Raglai mới hiểu nghĩa. Hiện ông đă văn bản hóa và dịch xong
1200 trang về sử thi Tây Nguyên. Đây là một công việc khá công phu bởi ông
phải đến các làng người Raglai, t́m những nghệ nhân c̣n hát sử sử thi được
(những câu hát ê a rất khó nghe), ghi âm lại, về nhà văn bản hóa và dịch
nghĩa.
Ông nói:
- Tôi đă làm xong được 32 băng cassette C 90. C̣n 5 sử
thi nữa chứa trong 42 băng đang chờ ….
Công việc qủa là bận rộn, thế nhưng đối với ông dường như đó chỉ là một cuộc
chơi, là niềm đam mê và tất cả đều ở trong … đầu. Người Chăm có câu: “Làng
đẹp bởi có cái nhà, người có hào quang bởi có cái chữ”, nh́n Sử Văn Ngọc
trong vẻ giản dị và rất đỗi b́nh thường, khó ai có thể biết được ông là
người “giàu có” bởi đang ông “giữ” kho tàng văn hóa Chăm.
Đào Thị Thanh Tuyền |