Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Những bài viết khác


 

BA TRONG MỘT NGƯỜI:-

VĂN BIỂN - NHÀ VĂN, NHÀ VIẾT KỊCH, NHÀ THƠ …

 

Có người nói với tôi: “Nha Trang là một Việt Nam thu nhỏ”. Tôi nghiệm ra điều này khi thấy ngày càng có nhiều người (trong và ngoài nước) chọn Nha Trang là “bến đậu” ở tuổi xế chiều. Và, cũng bởi luôn có ư tưởng tự hào về thành phố của ḿnh như vậy, nên tôi đă có dịp biết về ông: Văn Biển – nhà văn (nổi tiếng ở mảng truyện thiếu nhi), nhà viết kịch (với những vở diễn nổi tiếng … gai góc của một thời), và c̣n nhiều biệt danh nữa bạn bè gán cho ông nào là: người lăng mạn cuối cùng của sân khấu, “Hoàng thân” thi nhân, một người chẳng màng lợi danh, chức tước.. (dù có một lư lịch khá “bề thế” – cháu ruột của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng), vân vân và vân vân...

Tôi đến thăm ông vào một buổi sáng có những cơn mưa sụt sùi từng đợt của tháng mười âm lịch. Ngôi nhà nằm ở một góc ngă tư đường thật ấn tượng với “vườn” phong lan đủ chủng loại, “Ngày nào cũng có hoa” – ông nói. Câu chuyện giữa tôi và ông thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi những đợt mưa to, ông lại đứng lên bước ra ngoài để đem những chậu lan đă nở hoa vào nhà, rồi đến khi dứt mưa lại đem ra … Ông giải thích: “Người ta không gọi là trồng lan mà gọi là nuôi lan! Nửa đêm mưa to cũng phải thức dậy đem lan vào…”

Vốn là một cán bộ địa chất, với 9 năm t́m ṭi và sống cùng với đất đá, sau đó Văn Biển chuyển sang … viết văn, cùng với lời “răn đe” của người chú ruột: “Cháu đă đọc hết thiên kinh vạn quyển chưa?”

Từ giải A trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi (1966-1967) với tác phẩm đầu tay “Cô bê 20”, đến nay gia tài của Văn Biển phải nói … kể không hết bởi ông chẳng nhớ nổi để lập cho ḿnh một danh mục tác phẩm.

Về mảng văn học thiếu nhi, có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu của Văn Biển như: “Chú bé vô h́nh” – truyện dài; “Hoa nào đẹp nhất” – kịch thơ; “Mười ngày làm khách” – truyện dài; “Hai anh em thỏ trắng giống nhau”; “Con cá trên sân thượng”; “Một chuyến vượt thác” – kịch, “Chú bé và con ngựa gỗ”, “Lời đáng yêu nhất”, “Bé Tuyết”, “Nhật kư rễ con”, “Ḍng máu bất khuất”… mà trong đó có rất nhiều truyện được dựng thành phim hoạt h́nh. Bên cạnh mảng truyện thiếu nhi hồn nhiên, trong sáng và nhẹ nhàng, hay cả ngàn bài thơ t́nh lăng mạn (đă và chưa công bố), Văn Biển cũng có những tác phẩm sân khấu rất đỗi …. đời.

Kịch bản sân khấu đầu tay khá thành công của Văn Biển là “Đêm Stockholm” được phát trên đài Tiếng nói Việt Nam năm 1969 và được nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng in năm 1975. Sau đó những vở: Trăn trở, Bất hạnh, Chuyện cổ Bát Tràng v…v.. của ông nối tiếp ra đời và đă được tŕnh diễn ở một số nơi như: Hà Nội, Hải Pḥng, Quảng Ninh, Huế, Qui Nhơn… Và, c̣n rất nhiều những kịch bản vẫn c̣n …. nằm trong ngăn kéo. Ông nói: “Đó mới là những kịch bản tâm huyết!”.

Tháng 7/2005, vở kịch “Chỉ tại chiếc gương” được phát sóng trên VTV1, nhận được rất nhiều lời khen tặng; người ta đánh giá nó “khác” hơn so với t́nh h́nh đều đều của sân khấu hiện nay. Nguyên tên gốc kịch bản là “Chiếc gương của chàng ngốc” của Văn Biển. Có một người làm ra chiếc gương, ai soi vào cũng thấy ḿnh đẹp, trẻ ra và, thế là gây ngộ nhận và ảo tưởng cho nhiều người. Những điều rắc rối đă xảy ra. Để chuộc lỗi lầm, nhà bác học làm ra một cái gương khác, bản chất con người được lộ rơ khi soi ḿnh vào đó.

Tác phẩm này được nhận giải nh́ (không có giải nhất) của Hội Nghệ sĩ sân khấu năm 2005. Tôi hỏi ông cảm tưởng khi xem vở kịch? Trầm ngâm một chút, ông nói: “Vở kịch phát sóng thấy không đúng ư ḿnh. Tuyến t́nh yêu là tuyến rất đẹp th́ họ lại bỏ hoàn toàn. Đến đoạn cuối là cảnh rừng thu êm ả, cô gái và chàng trai mơ về một chiếc kính viễn vọng để nh́n lên những v́ sao xa nhất với ư nghĩ: muốn nh́n vào một thế giới khác thuộc ngày mai, ở đó con người không cần đến chiếc gương giả – một thế giới trong lành, trung thực, th́ lại không có. Tuy nhiên, dù sao cũng cám ơn đài VTV1 đă cho tôi tái xuất giang hồ sau hơn hai mươi năm vắng bóng…”

Xem hay đọc kịch bản của Văn Biển, người ta sẽ thấy ở trong đó là ḷng nhân hậu, nhẹ nhàng mà thâm thúy, hóm hỉnh mà đau để rồi phải suy gẫm.

“Đêm Stockholm” được ông lấy “tứ” từ câu chuyện nhỏ, có một nhà trí thức người Thụy Điển trên đường đi t́m đến cái chết, bỗng dưng thấy một cuộc meeting ủng hộ người Việt Nam, thế là ông ta liền bỏ ư định tự tử và viết thư gởi đến Bác Hồ với mong muốn sang Việt Nam chiến đấu. “Đêm Stockholm” nói về chuyện xảy ra trong một gia đ́nh cánh tả Thụy Điển. Có một nhà điêu khắc tài ba, người chú là thương binh của đoàn quân quốc tế thời nội chiến Tây Ban Nha, người cháu là sinh viên muốn phá tan mọi trật tự. Những cuộc đối thoại giữa các thế hệ được thể hiện qua lời đối thoại của các tượng đá tưởng như đi vào bế tắc, cho đến khi mọi người ùa xuống phố ḥa vào biển người đang reo ḥ ủng hộ cuộc nổi dậy của 40 thị thành miền Nam Việt Nam năm 1968.

Năm 1980, vở Trăn Trở được dựng. Đó là trăn trở của một bộ phận thành thị miền Nam trước khi nhập vào cuộc sống mới.

Hầu như toàn bộ những kịch bản của Văn Biển đều được viết cách đây... 30 năm, thế nhưng đến giờ đọc lại người ta thấy nó vẫn rất hợp thời. Ví dụ như “Chiếc gương của chàng ngốc”, “Thành phố con tàu” hay “Câu chuyện que diêm thứ tám”… Văn Biển nói: “Tôi viết về những vấn đề muôn thuở. Năm 1982, sau khi xem duyệt vở Thành phố con tàu ở Lâm Đồng nhà báo Thép Mới đă nói: “Đi trước một bước th́ được, nhưng đi trước năm bước th́ không nên”. Thế nhưng, tôi đă viết về những linh cảm của ḿnh và thấy nó đúng ở mọi thời điểm. Ví dụ như trong Thành phố con tàu, một câu chuyện thơ mộng, nhiều t́nh tiết éo le, tất cả nhằm nói lên một khát vọng đổi mới. Hay, trong Câu chuyện que diêm thứ tám, mượn thế giới linh hồn để nói về cơi người, nhằm chuyển tải một thông điệp: cuộc sống là đáng quư và trân trọng, một phân vuông trên da thịt quư gấp vạn lần các linh hồn cộng lại, gieo thế nào th́ sẽ gặt thế ấy. Sức khoẻ, tuổi trẻ, niềm vui… những thứ trời không ban riêng cho ai, nhưng rồi có kẻ giữ được, người không. Có người có bao diêm, quét măi đến que thứ 8 mới cháy. Ông ta nghĩ que diêm thứ 8 đó tốt, bèn cẩn thận cất đi để dành lúc khác dùng. Con người ta cũng ví như que diêm thứ 8…”

Say mê với sân khấu, có thể nói Văn Biển là một người mơ mộng và lăng mạn hầu như cả đời. Trong khi mọi người chạy theo cơm áo gạo tiền th́ ông vẫn một ḷng với kịch. Năm 1981, ông thành lập đoàn kịch “Sân khấu thể nghiệm” với mong muốn dựng kịch cho đồng nghiệp và cho ḿnh, cất lên tiếng nói trung thực với Đảng, với nhân dân. “Trong 12 nước xă hội chủ nghĩa thời đó, chỉ duy nhất Việt Nam có một đoàn kịch tư nhân” – ông tự hào về điều này. Thế nhưng, sau vở đầu tiên (vở Sami của Nguyễn Khắc Phục) đoàn kịch … ră đám v́ một lư do tế nhị. Không nản ḷng, chưa đầy một năm sau, từ Hà Nội, ông vào Đà Lạt và cũng tiếp tục làm một sân khấu thể nghiệm khác. Tiền bạc là phù vân - lấy thù lao của vở Chuyện cổ Bát Tràng (nhà hát Trần Hữu Trang diễn cải lương hàng đêm) nuôi diễn viên lấy từ Hà Nội, Hải Pḥng, TP. Hồ chí Minh và Đà Lạt. Chưa kịp ra mắt Thành phố con tàu th́ lại ră gánh lần nữa... Sau đó, buồn t́nh ông sang Đức 5 năm đi hết các nước Đông Aâu, … làm thơ, ghi chép hàng chục tập tùy bút (chưa công bố). Tập thơ “Muộn” (Nhà xuất bản Phụ nữ - 1992 ) ra đời trong bối cảnh này.

Đi mỏi chân rồi cũng về lại quê hương, lại lao vào….. giấc mộng kịch trường. Giờ đây ông đang lên một kế hoạch hợp tác cùng với đài Phát thanh Truyền h́nh Khánh Ḥa thành lập một … đoàn kịch.

Ông nói với tôi niềm đam mê của ḿnh về thế giới sân khấu đầy ma lực của ngôn từ và h́nh ảnh: “Hồi đó, khi có ư định viết kịch, tôi đă vào thư viện và nhớ chỉ t́m đọc duy nhất cuốn sách: Viết kịch là ǵ? của Hạ Diễn, dày khoảng 30 trang. Rồi sau đó th́ viết. Kịch phải có chất triết lư để giữ người ta lại và đồng thời phải có chất thơ để tâm hồn người ta được thăng hoa. Lời thoại phải làm sao thể hiện được cốt truyện, tính cách nhân vật … Đọc một cuốn sách người ta có thể ngưng lại nửa chừng, nhưng xem một vở kịch th́ khác. Một phút trên sân khấu là vàng, không được có một chi tiết thừa; hai giờ với khán giả, để giữ họ ngồi lại trên ghế là cả một nghệ thuật, đ̣i hỏi tài năng, tâm huyết của người viết và người diễn”.

Tôi hỏi ông về những … gai góc trong các kịch bản của ông mà người ta thường gọi là “có vấn đề”? Ông nói: “Mười bảy năm tôi sống trong nhà cụ Phạm văn Đồng, cụ là người đầu tiên đọc những kịch bản của tôi. Chưa bao giờ cụ nói tôi viết có vấn đề cả…“.

Giải thích cho việc chọn Nha Trang là nơi ở cuối cùng sau khi bôn ba khắp bốn phương, ông đọc cho tôi 4 câu thơ: “Mây trắng đêm nay về đâu ngủ/Thung lũng t́nh yêu hay ở đèo cao?/Hồn ta đó tựa như chùm mây nọ/Lang thang năm tháng biết nơi nào?”

Văn Biển là một người thật hạnh phúc – khi giờ đây, giữa thiên nhiên thu nhỏ mỗi ngày ông lại luôn bận rộn với công việc. Ở tuổi 77, một ngày của ông bắt đầu từ … 2 giờ sáng ra ngồi vườn lan làm thơ, viết văn. 6 giờ đi tắm biển “là người già nhất bơi đều đặn và xa nhất” – ông nói; rồi về nhà ngồi viết trên chiếc bàn gương trong… gian bếp có cửa trông ra vườn phong lan.

Năm rồi ông vừa xong phần 1 truyện dài cho thiếu nhi “Chuyện mới về nàng Bạch Tuyết”; sắp tới tập thơ “Tự cháy” – Nhà xuất bản Hội nhà văn khá đầy đặn sẽ ra mắt độc giả. Hiện ông đang hoàn thành một bộ phim truyền h́nh nhiều tập cho thanh niên theo “đơn đặt hàng”.

- Ngoài những đam mê trên, xin hỏi có hơi ṭ ṃ, nhà văn c̣n nỗi đam mê nào khác? Tôi hỏi ông khi nh́n thấy tủ kính trong pḥng khách nhà ông bày rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật làm từ đá thiên nhiên và trước sân nhà ông cũng có nhiều đá từ cây hoá thạch.

Ông trả lời:

- Hồi c̣n làm việc ở bộ phận Thạch học chuyên nghiên cứu về khoáng vật, tôi có viết trong nhật kư: “Nếu có kiếp thứ hai xin được đầu thai vào địa chất”. Thế rồi, như một duyên nợ từ địa chất đột ngột chuyển sang lĩnh vực thơ văn. Nhưng chưa chờ tới kiếp sau, ở tuổi xế chiều lại trở về niềm say mê với đá. Đá hóa thạch và đá thiên nhiên.

- Có mối liên hệ ǵ giữa đá và thơ văn?

- Hàng triệu năm thiên nhiên mới tạo thành được cây hoá thạch, đó là vẻ đẹp, sự ḱ diệu của bàn tay tạo hoá. Mỗi phiến hoá thạch được cắt mài ra là cả một bức tranh, một bài thơ đẹp. “Đá ngh́n năm không nói/Lan âm thầm hương tỏa/Trong khu vườn nho nhỏ/Nghe thầm th́ lan, đá”. Tôi học được ở hoa sự dịu dàng và học được sự thâm trầm từ đá!

Đào Thị Thanh Tuyền

 


Những bài viết khác


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003