Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Những bài viết khác


 

NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ BÀN TAY VÀNG.

Tôi gặp chị trong buổi lễ kỷ niệm 58 năm ngày mất của Bác sĩ A.Yersin, tổ chức tại Viện bảo tàng A.Yersin - Nha Trang. Trong bài phát biểu của bà giáo sư Anna Owhadi Richardson, đại diện trường Đại học Y, Montpellier (quê ngoại của bác sĩ Yersin), có giới thiệu về một pḥng tranh thêu Việt Nam triển lăm ở Montpellier, và sự liên kết giữa bệnh viện Đà Lạt với bệnh viện ung bướu ở Montpellier (thời gian qua bệnh viện ở Montpellier đă tiếp nhận và chữa trị rất nhiều ca bệnh ung thư của bệnh viện Đà Lạt chuyển sang). Trong buổi triển lăm đó, có một cuộc sổ xố, và bức tranh thêu “Hương đồng nội” của chị bán với gía 12.000 quan (số tiền sau đó được tặng lại hết cho bệnh viện ung bướu).

Đó là một người phụ nữ nhỏ nhắn, nổi tiếng trong cả nước bởi những bức tranh thêu tay đẹp tuyệt vời. Người phụ nữ có đôi “bàn tay vàng năm 1997”, đă đoạt nhiều huy chương vàng nhiều năm, một nhà doanh nghiệp trẻ tiêu biểu của cả nước, một đại biểu Hội đồng nhân dân của thành phố Đà Lạt ….

Nguyễn thị Hữu Hạnh sinh năm 1959, tại Đà Lạt, là Hội viên Hội Mỹ thuật thành phố Hồ chí Minh, đó là những chi tiết rất đơn giản in trên tờ bướm của Hữu hạnh Gallery. Vâng, để kể về ḿnh chị nói, thành công có được ngày hôm nay là do sự làm việc cần cù, bền bỉ, sự sáng tạo không ngừng; những chuyến đi con thoi đến các thành phố Nha Trang, Cần Thơ, Vũng Tàu, Hà Nội, Ban mê Thuột và … Pháp, nơi có những pḥng tranh trưng bày của Hợp tác xă mỹ nghệ Hữu Hạnh. Những công việc mà thú thật tôi không thể tin nổi khi nh́n h́nh dáng bên ngoài nhỏ bé, gần như rất yếu ớt của chị.

Có lẽ Hữu Hạnh là người đầu tiên của Việt Nam thể hiện tâm tư, t́nh cảm, những nét đẹp đời thường cũng như cuộc sống xung quanh của con người lên những bức tranh thêu tay. Biết kim chỉ thêu thùa từ những ngày con rất bé, học được ở người mẹ. Chị đến với nghề thêu tranh từ những năm khó khăn của cuộc sống. Từ việc thêu gối, thêu áo, cộng thêm nỗi đam mê hội họa mà không có điều kiện học hành trường lớp, chị đă nảy ra ư tưởng biến chất liệu bột màu thành những đường kim, mũi chỉ trên vải. Tỉ mỉ, tẩn mẩn nhuộm màu từng sợi chỉ, chuyển ư tưởng muốn tŕnh bày vào từng đường kim, những bức tranh thêu đă ra đời. Ban đầu chỉ là chưng trong nhà, rồi ra đến triển lăm và tranh thêu Hữu Hạnh đă được cả nước cũng như thế giới biết đến, gần như là một tấm danh thiếp giới thiệu Việt Nam với cộng đồng thế giới.

Tôi hơi bất ngờ về giá tiền rất “mềm” của những bức tranh thêu, khi đến thăm pḥng tranh của chị ở số 21 Quang Trung Nha Trang. Những bức tranh khổ nhỏ, với những đường nét thêu mềm mại, tỉ mỉ, có giá chỉ khoảng trăm ngàn. Chị cho biết, bởi tất cả những chất liệu tranh của chị được làm hoàn toàn bằng hàng Việt nam: chỉ thêu của Nhà máy chỉ khâu Hà Nội, vải Việt Nam …. Ư tưởng, thiết kế đều là của chị, từ những đường nét đến việc pha màu. Công nhân của chị có nhiều người khuyết tật, chị tận dụng được nguồn lao động không phù hợp ở thời đại mà khi tuyển dụng đ̣i hỏi cần phải có ngoại h́nh, ngoại ngữ, tri thức…. Một bức tranh được hoàn thành, bắt đầu từ việc chị vẽ thiết kế trên giấy can, chuyển tải ư tưởng của chị hay của khách hàng (chủ đề ǵ, ở góc trái là ǵ, góc phải là ǵ, bên trên,bên dưới …..). Sau đó, chị cho đục lỗ xoa bột màu để in đường nét lên vải. Đội ngũ kỹ thuật làm nhiệm vụ pha màu do chị chỉ vẽ, sau đó công nhân thực hành thêu những đường nét, màu sắc thể hiện thật đúng như ư tưởng của chị. Công đoạn nào khó, tỉ mỉ cần phải có tay nghề cao, công đoạn nào đơn giản chỉ cần tay nghề thấp hơn …. Ví dụ: Một bức tranh chân dung chẳng hạn bên trong một mái tóc, chỉ cần những đường kim của thợ thường, thế nhưng đến khóe môi, ánh mắt th́ phải cần đến bàn tay người thợ sắc sảo …. “Thế chị không sợ trong một bức tranh có quá nhiều người làm ở từng công đoạn khác nhau, ư tưởng cũng như bố cục không chặt chẽ sao?”. Chị trả lời một cách tự tin: “Từng công đoạn và cho đến khi hoàn thành một bức tranh đều có sự kiểm tra chặt chẽ ở từng khâu cũng như sự kiểm tra cuối cùng của chị. Tất cả những đường nét đều phải ăn ư, liên hoàn và đ̣i hỏi sự sống động, có hồn cho bức tranh “. Hiện nay, chị có khoảng 400 mẫu, chất liệu sống của chị là những bức h́nh chị chụp được bất cứ ở đâu trong cuộc sống, những h́nh ảnh đời thường đó, chị chuyển tải vào đường nét trên giấy can, cộng thêm sự sáng tạo …

Chị chỉ cho tôi xem một bức tranh có tên “ Những mầm xuân“, hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu của khách hàng. Một khách hàng lớn tuổi đặt thêu một bức tranh để làm quà cho một người bạn (cũng lớn tuổi) ở nước ngoài, với chủ đề nói về mùa xuân, sao cho vừa thấy nét già, vừa thấy nét trẻ. Từ yêu cầu đó, chị đă thể hiện một cành đào lăo, với những hoa đào màu hồng đậm chạy từ trong ra ngoài dần dần chuyển sang màu trắng thể hiện ư tưởng: vừa trẻ, vừa già.

Yêu cầu của khách hàng cũng rất đa dạng, đôi khi phải là một bức tranh bắt buộc có hai mặt giống nhau, thêu chỉ đơn hay chỉ chiếc …. Tất cả những điều đó đều được chị đáp ứng. Hiện tại hợp tác xă của chị có 40 công nhân, trong đó có khoảng 15% là người khuyết tật, chị nói: “Những người khuyết tật đến với chị, chỉ cần đôi bàn tay, cây kim, sợi chỉ và miếng vải, chỉ trong ṿng một tháng theo học, họ có thể tự nuôi sống bản thân”.

“Thế tranh của chị nổi tiếng như vậy có bị làm giả không?” Để trả lời câu hỏi của tôi, chị kể một câu chuyện. Có một lần ra Hà Nội, ông xă của chị (là Chủ nhiệm hợp tác xă mỹ nghệ Hữu Hạnh) thấy một bức tranh thêu cũng có thêu hai chữ “HH” bên dưới, nhưng không phải là tranh Hũu Hạnh. Anh mới hỏi, có phải tranh thật của Hũu Hạnh không, người bán cam kết là tranh thật. Nhưng khi anh hỏi tới cùng th́ người bán đành phải thú nhận: tranh Hữu Hạnh người ta vẫn làm giả, giá cả rẻ hơn, nhưng độ sắc sảo, cũng như nét mềm mại th́ không đạt được. “Thế làm thế nào biết được đó là một bức tranh giả ?”, tôi hỏi và chị kể thêm một câu chuyện nữa. Hồi đó, trong một cuộc triển lăm ở Nhật, trước khi kư hợp đồng mua tranh, họ đ̣i thử tranh, bằng cách lấy một trong hai bức giống hệt nhau mang đi thử nghiệm theo công nghệ đặc biệt của họ. Sau khi thử nghiệm họ mang hai bức tranh so sánh với nhau và xem xét rất kỹ càng. Cuối cùng họ kết luận trước và sau khi thử nghiệm không có ǵ thay đổi. Chị cho biết, tranh của chị màu chỉ rất bền theo thời gian (hầu như là không thay đổi), bởi chị mua chỉ từng màu theo từng kư và của chính hiệu Nhà máy. Nếu làm tranh giả, họ sẽ không có khả năng mua chỉ theo từng kư, mà chỉ có thể mua chỉ trôi nổi, từng ít một. Do đó, sau một thời gian sử dụng, tranh giả sẽ bị phai màu, chỉ bị bạc. Cũng có thể nhận biết bằng cách quan sát đường nét thêu, ví dụ như cùng một bức tranh, nhưng tranh thật sẽ có mũi thêu nhiều hơn, tranh giả sẽ ít mũi thêu hơn (do chạy theo lợi nhuận). Do t́nh trạng tranh bị giả, hiện nay có những mẫu bị nhái nhiều, chị phải bỏ và sáng tạo mẫu mới. Chị nói thêm một cách rất tự tin: “Bởi mẫu mă luôn nằm trong đầu, nên ḿnh không sợ”.

Sự lên ngôi của tranh thêu hiện nay, là do sự thoái hoá của tranh sơn mài: không bền theo thời gian, cồng kềnh khi vận chuyển …. Tranh thêu Việt Nam tuy mới nhưng đă khẳng định được chỗ đứng trong ngành mỹ nghệ Việt Nam cũng như được biết khá nhiều trên thế giới. Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu thưởng ngoạn nghệ thuật của con người ngày càng cao, do đó tranh thêu hiện nay đang rất được ưa chuộng, người ta t́m đến tranh thêu để làm quà cho nhau, trang trí nội thất …. Những đường nét mềm mại thể hiện cái đẹp, làm ra từ sự cần cù, chịu khó … đó là những đặc tính quư báu của con người Việt Nam. Chúc cho tranh thêu của Việt Nam nói chung và của Hữu Hạnh nói riêng sống măi với thời gian.

Đào Thị Thanh Tuyền

 


Những bài viết khác


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003