NGƯỜI NGHỆ SĨ CỦA ĐẤT VÀ
LỬA
Trong số ít
người làm điêu khắc ở Khánh Ḥa, chỉ duy nhất Đoàn xuân Hùng chọn chất liệu
đất nung cho các tác phẩm nghệ thuật của ḿnh. Tại hai cuộc triển lăm mỹ
thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên năm 2003 và 2004, hai tác phẩm
Cầu phúc và Làng gốm của anh đều nhận được giải thưởng của tỉnh Khánh Ḥa và
giấy khen của Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Lửa nóng, nước nguội. Ai cũng sợ
lửa hơn sợ nước – Thế nhưng, Đoàn xuân Hùng đă chọn một thử thách dám chơi
với lửa của nghệ thuật đất nung. Từ chất liệu đất sét, qua nhiều năm nghiên
cứu, thử nghiệm; Đoàn xuân Hùng đă “khống chế” được ngọn lửa và tạo ra những
tác phẩm nghệ thuật đẹp.
Vào một ngày đầu năm 2005, chúng
tôi có dịp đến thăm xưởng điêu khắc của anh tại xă Vĩnh Ngọc, thành phố Nha
Trang - Mà, theo cách nói của người dân địa phương đó là “một ngôi nhà cổ
mới xây!”. Ấn tượng đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà hai tầng, để gạch trần
kiến trúc theo lối cổ cách tân, có những bức phù điêu bằng đất nung tô điểm
cho ngôi nhà một nét độc đáo rất riêng. Giữa những ngổn ngang đất sét,
tượng, phác thảo … Đoàn xuân Hùng đă giải thích lư do anh chọn nơi này làm
xưởng điêu khắc:
- Vùng này dọc theo sông Cái Nha
Trang, tôi đă dùng đất sét ở đây là loại đất phù sa cổ làm chất liệu cho
những tác phẩm nghệ thuật của ḿnh. Tháp Bà Nha Trang cũng nằm dọc theo sông
Cái; qua nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Chăm, đời sống của người Chăm trong
cộng đồng dân tộc Việt …, tôi nghĩ ngày xưa người Chăm đă dùng chất liệu đất
giống như ở đây để làm nên những công tŕnh kiến trúc và những tác phẩm nghệ
thuật.
Sinh năm 1960 tại Nha Trang, Đoàn
xuân Hùng đă trải qua nhiều nghề trước khi đến với điêu khắc. Anh cho biết:
“Từ nhỏ tôi đă say mê đất – hồi ấy tôi học lớp 3 ở trường Giuse Nghĩa Thục,
ngày nào tôi cũng tranh thủ đi học sớm ngang qua chùa Linh Thứu để ngắm say
sưa 2 ông thợ đắp h́nh con ngựa mà không hề biết đó là một đam mê tiềm ẩn.
Lớn hơn một chút tôi lại say mê những bức tranh vẽ. Tôi cũng biết làm thơ,
soạn nhạc, đánh đàn, đánh trống, biết vẽ … Đến năm 13 tuổi tôi thấy ḿnh ở
trong đất và tôi bắt đầu nặn tượng; chỉ là chơi thôi, chủ yếu để tặng bạn
bè, vậy mà đến giờ có người vẫn c̣n giữ. Tốt nghiệp phổ thông tôi học ngành
cơ khí và làm nghề này một thời gian. Trong thời gian này, tôi luôn khắc
khoải, đó không phải là ḿnh. Thế rồi, khát khao mănh liệt đến với điêu
khắc, tôi quyết định ra Huế học 1 năm dự bị ở đại học Mỹ thuật Huế, sau đó
học đại học Mỹ thuật TP.HCM. Ra trường tôi về giảng dạy ở trường trung cấp
Văn hóa Nghệ thuật Khánh Ḥa. Được hai năm, bạn bè ở thành phố mời tham gia
các công tŕnh của xưởng trường Đại học Mỹ thuật. Tôi đă làm nhiều công
tŕnh ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Mục đích chính để học hỏi kỹ
thuật, rèn luyện tay nghề và cũng không loại trừ mục đích mưu sinh. Đối với
tôi, những kiến thức trong trường đại học là nền tảng để phát huy khả năng
sáng tạo nên tác phẩm; mười năm làm tượng đài là khoảng thời gian tôi học
rất nhiều điều. Ở tuổi 40 tôi quyết định “rẽ lối”, và đă chọn đất nung làm
ngôn ngữ chất liệu để thực hiện những tác phẩm mang tính văn hóa Việt Nam.
Khi nói đến đất nung người ta thường liên tưởng đến những vật liệu dân dụng
như: b́nh, vại, ḷ, lu…; ít ai đưa chất liệu này lên một giá trị nghệ thuật
cao hơn. Đây là một thể lọai khó, ngoài việc tạo h́nh c̣n phải xử lư phần
hậu kỳ; nung như thế nào để tác phẩm có được những màu đẹp theo ư muốn, nâng
cao giá trị nghệ thuật về h́nh thức lẫn chất liệu”.
Sau hai năm với rất nhiều thử
nghiệm, đến nay những tác phẩm của Đoàn xuân Hùng đă đạt theo mong muốn của
anh. Anh có thể tính cách pha chế đất và có thể khống chế được ngọn lửa bằng
sự kết hợp cách nung truyền thống của người Kinh và cách nung lộ thiên của
người Chăm. Anh nói: “Tôi đă tự t́m ra cách thức nung riêng, tạo được màu
sắc cho tác phẩm qua lửa. Do tính chất co ngót của vật liệu đất sét, để có
được một tác phẩm mang tính nghệ thuật và kỹ thuật đẹp rất khó; phải biết ở
nhiệt độ nào tác phẩm sẽ có những màu ǵ, giữ lửa ra sao để tác phẩm không
bị phá hủy, phải đoán biết tác phẩm có khả năng bị hư ở chỗ nào, khắc phục
ra sao … Một công việc rất cực nhọc và khó khăn, vừa phóng khoáng, lại vừa
tỉ mỉ… Bởi thế ban đầu có đến 30 học tṛ, nhưng giờ đây chỉ c̣n một “ –
(Cười).
Có thể thấy những tác phẩm của
Đoàn xuân Hùng là một sự kết hợp giữa hai nền văn hóa Chăm –Việt. Khoảng hơn
50 tác phẩm hiện có của anh phần lớn thể hiện 3 chủ đề: t́nh mẫu tử, t́nh
yêu và thiếu nhi: Chắp cánh, Mẹ Chăm, Ngước cao, Nũng nịu, Bập bênh, Hoài
vọng, Mộng mơ…. “Tôi thích chọn chủ đề về t́nh mẫu tử và h́nh tượng người
phụ nữ v́ đất là một chất liệu dân gian có thể tạo nên những tác phẩm nghệ
thuật dễ thụ cảm với mọi người. Và h́nh tượng người mẹ, người phụ nữ, thiếu
nhi hay những mảng đề tài dân gian Việt Nam có thể lột tả được điều tôi muốn
nói lên từ đất. Ai cũng có một thời ấu thơ được người mẹ chấp cánh bay cao,
mẹ tập con đứng, tập con đi, mẹ là người đầu tiên giúp con khám phá ra bao
hạnh phúc và niềm vui cuộc sống và mẹ giúp con thực hiện những ước mơ trong
đời. Mẹ tượng trưng cho đất – đất mẹ”.
Ngoài ra, Đoàn xuân Hùng c̣n có
những tác phẩm mang tính lễ hội như: người đánh trống baranưng, thầy cúng,
người thổi kèn saranai…, vừa hiện thực vừa huyền thoại, có cảm giác ta mới
gặp h́nh ảnh này hôm qua, nhưng cũng có thể nằm ở đâu đấy trong tiềm thức.
Anh kể: “ Tôi làm những tác phẩm về nghi thức tra hồn trong lễ hội Rifamiga
của văn hóa Chăm hầu không kịp ghi lại khi đi thực tế, nó đă ở trong đầu và
cảm xúc tuôn trào ra đôi tay”.
Hàng trăm phác thảo chưa làm, tự
đặt cho ḿnh chỉ tiêu 20 phác thảo mỗi tháng. Đoàn xuân Hùng ngày ngày miệt
mài lao động trong căn “nhà cổ” bên ḍng sông cái Nha Trang. Từ phác thảo
trên giấy, t́m bố cục trên đất và hoàn thiện tác phẩm theo kích thước muốn
làm… công việc rất nhiều. Tượng đất nung của anh hiện nay có mặt nhiều nước
trên thế giới. Vốn là một người “cầu toàn”, anh nói: “Tôi vẫn theo dơi những
tác phẩm của ḿnh hiện giờ đang ở đâu và người ta sử dụng như thế nào. Rất
may mắn những người mua tượng của tôi đều là những người yêu thích cái đẹp
từ đất và lửa“.
Với lịch sử gần một vạn năm của
nghệ thuật gốm đất nung qua nhiều thế hệ người Việt Nam, Đoàn Xuân Hùng –
người dám chơi với lửa đă kế tiếp cuộc hành tŕnh khó khăn này với mong muốn
những tác phẩm của ḿnh có thể đi xa hơn, như một cách chuyển tải thông điệp
của cuộc sống: T́nh đất và T́nh người.
Anh đă kết thúc câu chuyện với
tôi bằng một nụ cười thật hiền: “Người ta chỉ an tâm khi t́m thấy chính
ḿnh. Bạn thấy đấy, những năm tuổi 20, tác phẩm của tôi quằn quại, khắc khổ,
nhưng đến giờ th́ đă b́nh yên”.
Đào Thị Thanh Tuyền |