NGƯỜI KHÁM PHÁ THẾ GIỚI
BẰNG NGÔN NGỮ
Trong cuộc
đời đôi khi có những sự việc đến thật t́nh cờ như một định mệnh đă làm thay
đổi công việc để người ta có thể thực hiện được mơ ước của ḿnh. Đó là
trường hợp của Nguyễn Thành Thống, một dịch giả hiện có khỏang 70 – 80 đầu
sách dịch, một người chuyên nghiên cứu văn tự cổ và văn bia Chăm hiện đang
sống ở Nha Trang.
Tại Hội nghị các dịch giả văn học
ṭan quốc lần thứ nhất được tổ chức ở Phú Yên vào tháng 7.2004, cử tọa đă ồ
lên ngạc nhiên và nh́n về hướng một người vừa được nhà văn Đào Minh Hiệp –
Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên giới thiệu: dịch giả Nguyễn Thành
Thống, người biên dịch thầm lặng, biết được 5-6 thứ tiếng.
Thế nhưng, với lời giới thiệu đó
khi tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở Nha Trang, Nguyễn Thành Thống đă nói:
“Tôi chỉ rành tiếng Việt, c̣n những ngôn ngữ khác để gọi là “biết” cũng có
nhiều cách biết, phải xác định biết ở mức độ nào, biết như thế nào …., Biết
cặn kẽ một ngọai ngữ đă là quư rồi!”. Và chúng tôi đă được nghe anh kể những
điều “biết” đó một cách rất có “hệ thống”, xin được viết ra đây kinh nghiệm
của người khám phá thế giới bằng ngôn ngữ.
Sinh năm 1950 tại Phan Rang, do
ảnh hưởng của một thầy giáo người Pháp từ nhỏ anh đă rất mê hai thứ là chữ
cổ và thiên văn. Riêng về tên ḿnh anh cho biết, cha mẹ đặt là Nguyễn Thống,
khỏang năm học lớp 1 –2, thầy dạy học cho là không hay và đổi thành Nguyễn
Đ́nh Thống, lúc đó không hiểu sao anh cảm thấy chữ “Đ́nh” cũng không hay và
tự đặt tên cho ḿnh là “Thành Thống”. Cái tên đó như một định mệnh đă gắn
liền với tính cách con người anh đến bây giờ: tất cả đều phải trở thành “hệ
thống”. Đó cũng là “châm ngôn” anh truyền đạt đến học tṛ trong những năm đi
dạy học, đă có những người học tṛ áp dụng phương châm này vào cuộc sống và
rất thành công.
Học tiếng Pháp từ nhỏ ở Phan
Rang, rồi Đà Lạt, Nha Trang … tại các trường Pháp, đến khi ra Huế học ở
trường Thiên Hựu, Nguyễn Thành Thống mới có dịp thực sự học tiếng Việt với
thầy Lâm Tọai. Năm 1969, đậu bằng tú tài hai chương tŕnh Pháp tại trường
Yersin - Đà Lạt, nhưng Nguyễn Thành Thống lại chọn học Anh văn, Đại học Văn
khoa và Đại học sư phạm Sài G̣n. Tại đây, anh đă học các ngôn ngữ: tiếng
Anh, chữ Hán, một ít chữ Nôm và.. tiếng Việt.
Trong quá tŕnh học ngọai ngữ
Nguyễn Thành Thống cho biết: “Được học chính thức có thầy dạy là: tiếng
Pháp, Anh, La tinh (7 năm), Đức (3 năm)”. Riêng với tiếng Do Thái và Hy Lạp
anh được học với một mục sư người Mỹ trong khỏang thời gian 3 năm với cách
học như sau: một tuần anh đến nhà thầy hai lần và ở lại đó cả ngày. Trong
hai ngày đó thầy giáo đưa cho anh cuốn ngữ pháp để học và làm bài tập rồi
thầy sửa. Lư do anh chọn học hai ngôn ngữ rất khó này là để thỏa măn ước
muốn đọc được Cựu ước viết bằng tiếng Do Thái và Tân ước viết bằng tiếng Hy
Lạp! Nói chung, mục đích học nhiều ngọai ngữ của anh khi ấy chỉ là để thỏa
măn ư thích đọc được nguyên tác.
Việc dịch thuật đă đến với Nguyễn
Thành Thống thật t́nh cờ. Vào khỏang năm 1986, lúc ấy anh đang là giáo viên
dạy Anh văn cấp 3 ở một trường huyện, cách thành phố Nha Trang khỏang 10 cây
số. Để tặng một người bạn thân là họa sĩ rất thích tranh của Paul Gauguin,
anh đă dịch cuốn “The Moon and Sixpence” của Somerset Maugham sang tiếng
Việt với tựa đề Vầng trăng và đồng sáu xu. Người bạn thích quá mang bản dịch
đến nhà xuất bản địa phương. Sách được xuất bản sau đó với tựa đề Vầng trăng
và sáu xu. Cầm cuốn sách trên tay anh đă đến ngay nhà xuất bản để “khiếu
nại” về cái tựa đề “sáu xu” không có ư nghĩa mà phải là “đồng sáu xu” mới
đúng. Cuộc tranh căi đă nổ ra khi Giám đốc nhà xuất bản cho biết, người biên
tập khẳng định ở Anh không có “đồng sáu xu” mà chỉ có “sáu xu”. Để minh
chứng cho điều này, anh đă đạp xe đi về hơn 20 cây số, cầm đến nhà xuất bản
h́nh chụp đồng tiền sáu xu của Anh! Và từ đó, anh được mời về làm biên tập
sách dịch ở nhà xuất bản Phú khánh.
Anh Thống cho biết, chính nhờ
khỏang thời gian làm công tác biên tập sách dịch anh đă giỏi lên rất nhiều.
Năm 1992, Nhà xuất bản giải thể, anh về nhà làm công việc dịch thuật. Về
kinh nghiệm dịch sách, anh nói: “Muốn dịch một tác giả phải biết văn phong
của tác giả đó. Khi dịch Maugham, tôi may mắn đọc khá đầy đủ sách của
Maugham. Dịch cuốn Vầng trăng và đồng sáu xu đến nửa cuốn tôi mới hiểu được
ư nghĩa tựa đề cuốn sách; tác giả đă so sánh cuộc đời của một họa sĩ như một
vầng trăng đối nghịch với đồng sáu xu là cuộc sống chung quanh của người tầm
thường. Một người dịch sách trước hết phải nắm vững ngôn ngữ được dịch, ngôn
ngữ dịch, những kiến thức về hai quốc gia và phải có kinh nghiệm sống mới
diễn dạt đúng. Một ví dụ cụ thể như: cùng một câu ta thán, nếu trong ngôn
ngữ Việt chúng ta nói: “Trời đất ơi!” Th́ ngôn ngữ Chăm lại nói: “Trời biển
ơi!”.
Trong gia sản sách dịch của
Nguyễn Thành Thống có cuốn “Kẻ thừa tự của Ông Nam Hải”, dịch từ nguyên bản
tiếng Pháp “Le Fils de la Baleine” của tác giả Cung Giũ Nguyên. Để dịch được
tác phẩm này anh đă phải cất công đi t́m hiểu bản gốc chữ Nôm bài ca Bá trạo
và những câu ca dao tiếng Việt ở các vùng ven biển miền Trung, với mục đích
làm sao chuyển thể được một tác phẩm tiếng Pháp do người Việt viết; lột tả
được phong tục, tập quán đặc trưng của người Việt Nam. Trong một cuốn sách
đề tặng anh, tác giả Cung Giũ Nguyên thừa nhận anh là người “đă giúp cho Kẻ
Thừa Tự Ông Nam Hải (Mỗ) sau mấy mươi năm lưu lạc ở Pháp và Canada đă trở về
được quê hương”.
Trong 5 cuốn từ điển do anh biên
sọan có một tác phẩm rất đặc biệt là cuốn “Từ điển truyền thông đa ngôn ngữ”
với 2500 mục từ phiên dịch bằng 14 thứ tiếng: Anh, Ả Rập, Trung Quốc, Hà
Lan, Pháp, Đức, Ư, Nhật, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển,
Việt Nam. Đối với các thứ tiếng không viết theo hệ thống La tinh như Ả Rập,
Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Nga th́ ng̣ai chữ viết riêng c̣n có phần phiên
chữ La Tinh. Đây là một cuốn sách độc đáo về ba phương diện: bảng mục từ, số
ngôn ngữ phiên dịch và sự minh họa bằng ngôn ngữ bàn tay, một phương tiện
truyền thông không bằng lời dành cho người câm điếc.
Ng̣ai những ngôn ngữ được học bài
bản, có thầy hướng dẫn đă kể ở trên, những ngôn ngữ khác đều do tự học. Việc
học tiếng Na Uy của anh cũng là một sự t́nh cờ. Vào khỏang năm 2002, anh có
trong tay bản dịch “Thế giới của Sophie” của Jostein Gaarder, do Huỳnh Phan
Anh dịch từ bản tiếng Pháp. Là một người cầu ṭan khi đối chiếu với bản
tiếng Pháp, và các bản dịch khác bằng tiếng Anh, Đức, Nhật, Thụy Điển anh
cảm thấy “bất an” trong ḷng và, thế là quyết tâm đi t́m nguyên tác. Một
ngày tự nhiên có một linh cảm mơ hồ ǵ đó, từ Nha Trang anh quyết định đi
Sài G̣n, ngay buổi chiều sắp lên tàu về lại Nha Trang, anh đă t́m thấy “nó”
nằm lẫn trong một chồng sách của một quán sách quen trên đường Phạm Ngũ Lăo,
Sài G̣n. Có được trong tay nguyên tác rồi, bằng cách nào đọc được đây? Về
nhà, trong ṿng 3 ngày 3 đêm anh “đóng cửa” tự học với cuốn văn phạm Na Uy
viết bằng tiếng Anh. Sau đó anh bắt đầu đọc nguyên tác, đọc khỏang 100 trang
là số lần phải dở từ điển của anh thưa dần và cuối cùng không phải dùng đến
nữa.
Một ngày dịch và viết khỏang 3000
từ với các lọai sách best seller có tính chất phổ thông hay tiểu thuyết của
các tác giả như: Harold Robbins, Sidney Sheldon, Jackie Collins, Robert
Daley, Barbara Taylor Bradford … và làm từ điển. Anh cho biết: “Chủ yếu tôi
dịch từ tiếng Anh, tất cả những ngôn ngữ khác đối với tôi chỉ là phương tiện
bổ trợ cho việc dịch thuật này mà thôi!”.
Công việc dịch thuật đối với anh
ng̣ai mục đích mưu sinh c̣n là để giúp cho các độc giả không có điều kiện
đọc nguyên bản. Sở thích của anh vẫn luôn là sự khám phá về chữ viết. “Tại
sao người ta t́m ra chữ viết, chữ viết trên thế giới giống nhau như thế
nào?”. Trong anh luôn tồn tại những câu hỏi ấy, và như thế công việc hiện
nay của anh là nghiên cứu văn tự cổ với ba lọai h́nh ngôn ngữ: ngôn ngữ
Lưỡng Hà Địa (ngôn ngữ h́nh nêm), ngôn ngữ tượng h́nh Ai Cập và Giáp cốt văn
(tiếng cổ của người Trung Quốc); anh cũng đang nghiên cứu về ngôn ngữ cử
điệu (Kinesics), một phương tiện truyền thông không bằng lời.
Trong hành tŕnh t́m đến các lọai
ngôn ngữ cổ này anh đă phải t́m mua các lọai sách cực hiếm như: Từ điển
tiếng Ai Cập cổ, sách dạy tiếng Ai Cập cổ bằng tiếng Anh… “Có những cuốn
sách phải nhờ t́m mua ở tận Jerusalem như cuốn Ugaritic Text book. Khi nghe
tên cuốn sách một giáo sư đại học ở Do Thái đă thắc mắc: Ở Việt Nam mà có ai
cần cuốn sách này?”. Anh nói.
Việc nghiên cứu về văn bia Chăm
xuất phát từ năm 1975 về lại quê nhà ở Phan Rang, một lần lên Tháp Chăm
trong anh bỗng nảy sinh ra ư muốn phải đọc được những gịng chữ trên các bia
này. Một dịp may đến khi anh có cơ hội được t́m hiểu về bia Chăm trong Thư
viện Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (Thảo cầm viên). Anh phát hiện từ năm 1901,
trên tờ báo Bulletin của Trường Viễn Đông Bác cổ ( Ecole de l’Extrême –
Orient) người Pháp gần như đă đọc hết các bia Chăm ở Việt Nam (chưa đến 200
bia). Công việc hiện nay của anh là làm những việc mà người Pháp chưa làm
như tiếp tục phát hiện văn bia, nghiên cứu cấu trúc tiếng Chăm cổ.
“Thế anh thấy trên bia Chăm người
ta đă viết những ǵ?” Tôi hỏi, và được anh trả lời: “Văn bia Chăm được viết
bằng hai thứ tiếng là tiếng Chăm cổ và tiếng Phạn. Qua sự phát triển, chữ
khắc khác chữ viết Chăm phổ thông ngày nay, do đó người Chăm hiện nay ở Việt
Nam không đọc được chữ Chăm cổ trên văn bia. Phần lớn các bia đă được dịch
sang tiếng Pháp. Trên các bia thường là ghi lại một sự kiện lịch sử nào đó
và cũng qua thời gian có những bia trên thực địa không thể đọc được chỉ có
thể đọc trên những bản dập mà thôi”.
Và anh cũng đă trả lời ngắn gọn
câu hỏi của tôi về kinh nghiệm học ngọai ngữ: “Để thông thạo một ngọai ngữ
phải có thời gian và đặc biệt phải đam mê. Học để giao tiếp phải có thầy là
người bản ngữ; học để đọc và viết th́ chỉ cần có sách cộng với ư chí. Chỉ
cần biết tiếng Anh là có thể tự học được nhiều ngọai ngữ kể cả cổ ngữ
Sumer!”.
Nhà Ai Cập học J.F Champollion đă
nói: “Nhiệt t́nh hăng say mới là cuộc sống thực”. Chính nhiệt t́nh và hăng
say giúp Nguyễn Thành Thống khám phá thế giới bằng ngôn ngữ như một “hobby”
(*) riêng của ḿnh.
Đào Thị Thanh Tuyền |