HOÀNG HÔN XANH CỦA MỘT
“ÔNG GIÀ”.
Thư viện
tỉnh nằm trên con đường đẹp nhất thành phố - một ngôi nhà cũ, có kiến trúc
Pháp, giữa một khuôn viên xanh đầy những cây bàng, cây cổ thụ, mặt quay về
hướng biển, quanh năm gió lộng gió.
Pḥng đọc báo lúc nào cũng đông
khách, ở đó có đầy đủ những báo, tạp chí trong Nam, ngoài Bắc, báo ngoại văn
…… Khách đến thư viện đọc báo riết rồi quen nhau, từ cô thủ thư dễ thương
đến những chàng sinh viên, bác cán bộ già về hưu ….. Quen thuộc đến mức cô
thủ thư thuộc ḷng sở thích đọc báo nào, thời gian nào đến thư viện của
khách ….. Tủ báo ngoại văn có một độc giả ngày nào cũng ghé đến, đọc hết báo
này đến báo khác từ tiếng Anh đến tiếng Pháp. Điều thú vị và gợi ṭ ṃ cho
cánh trẻ chúng tôi là độc giả thường xuyên này năm nay đă 73 tuổi, đó là bác
Lê Quang Du, thành viên Câu lạc Bộ những người nói tiếng Pháp ở Nha Trang,
năm 1999 bác Du nhận được giải thưởng ở một cuộc thi thơ bằng tiếng Pháp với
một chuyến đi Pháp 3 tuần.
Tháng 3/1999, Bộ văn hóa thông
tin, Hội nhà văn Việt Nam cùng Ban Liên lạc văn hóa Pháp tổ chức một cuộc
thi thơ bằng tiếng Pháp có tên là “Printemps de Poets” (Mùa xuân của các thi
sĩ), đối tượng tham dự là tất cả mọi người, mọi lứa tuổi trên toàn quốc,
tuyển chọn theo ba khu vực: Bắc, Trung, Nam. Tại Hội đồng sơ tuyển Nha Trang
có 70 người dự thi của các tỉnh: Khánh Ḥa, Phú Yên, Đắc Lắc. Ở ṿng sơ
tuyển mỗi người làm một bài thơ bằng tiếng Pháp không quá 15 câu b́nh chú
một bức tranh vẽ, và bác Du được giải nhất. Ṿng hai mỗi người phải chọn một
bài thơ trong tập thơ 24 bài của 12 thi sĩ Pháp trường phái siêu thực, để
đọc và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo (gồm có 3 người Pháp và 2 người
Việt). Bác Du đă đọc bài thơ “Bacbara” của Jacques Prévert. Sau đó mỗi người
đọc một bài thơ của ḿnh sáng tác bằng tiếng Pháp. Bài thơ bác Du đọc là
bài: “Mon Passe – temps Favori” (Thú tiêu khiển ưa thích của tôi), bài này
của bác đă được đăng trong báo Courrier du Vietnam. Và bác là một trong ba
người được tuyển chọn đi tham dự ṿng chung khảo tại Hà Nội (hai người kia
là sinh viên).
Tại Hà Nội, ṿng chung khảo có
hai môn thi viết và vấn đáp, môn thi viết phải trả lời 20 câu hỏi, ở môn vấn
đáp mỗi thí sinh phải đọc một bài thơ tiếng Pháp, đóng một vai một trong
những vở kịch của Raymond Queneau trước 400 khán giả và Ban giám khảo (5
người Pháp và 5 người Việt ). “Về đích” cuối cùng là chọn một phong b́,
trong đó có 5 từ tiếng Pháp và làm một bài thơ có 5 từ đó trong ṿng một
giờ. Bác Du đă làm bài thơ “Notre Amour” (T́nh yêu của chúng ta) trong ṿng
15 phút, bác là một trong 6 người được giải thưởng với một chuyến đi Pháp
(Từ sau chuyến đi Pháp này, bác Du đă viết rất nhiều bài báo đăng trên báo
Courrier du Vietnam). Bài thơ Notre Amour của bác Du như sau:
Ne crois pas que notre amour soit
passager
Personne n’en a eu vent, c’est
notre secret
Au temps de détresse
Il suffit d’une caresse
Et l’éphémère devient l’éternité.
Tạm dịch:
Em đừng nghĩ rằng mối t́nh của
chúng ta thoáng qua
Không ai biết, điều đó là bí mật
của chúng ta
Lúc gặp khó khăn hoạn nạn
Chỉ cần sự âu yếm
Và phù du đă trở thành vĩnh cửu.
Thật là thú vị với một bài thơ
rất “t́nh” của một người đă 73 tuổi. Không những làm thơ bằng tiếng Pháp hay
tiếng Việt mà năm ngoái bác c̣n tham gia dịch bài thơ chữ Hán “Triêu từ bạch
đế thành” trên báo Người cao tuổi. Hiện bác là thành viên của Câu lạc bộ thơ
nhạc Ponagar tại Nha Trang.
Tuổi già gắn liền với những đêm
mất ngủ, bác Du cho biết: “Khi nào không ngủ được, thay v́ uống một viên
thuốc, bác thường đọc thơ: từ những bài thơ Việt Nam cho đến thơ Đường, thơ
cổ điển Pháp, và làm thơ …”.
Thành phố nhỏ nhắn và êm đềm,
khuôn viên thư viện buổi chiều gió từ biển thổi vào làm hàng cây cổ thụ xào
xạc tiếng lá, tuổi già của bác Du thật êm đềm nhưng vẫn thật xanh với t́nh
yêu con người, t́nh yêu thiên nhiên ḥa vào trong thơ - một hoàng hôn vẫn
c̣n xanh lắm…….
Đào Thị Thanh Tuyền |