Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Những bài viết khác


 

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG BỨC TRANH CỔ

HIỆN CÓ Ở NHA TRANG

 

Theo lời giới thiệu của bạn bè, vào một ngày trung tuần tháng 6/2002, tôi t́m đến ngôi nhà số 16A Ḥn Chồng Nha Trang. Chủ nhân ngôi nhà là bác Liêu Quốc Cẩm, người Việt gốc Hoa, sinh năm 1935, tại Hội An, kể cho tôi nghe về lai lịch những bức tranh cổ vẽ bằng mực Tàu trên nền giấy bản hiếm thấy ở Việt Nam, hiện thuộc quyền sở hữu của bác. Những câu chuyện mà bác cũng chỉ được nghe kể lại từ người cha quá cố, bởi khi lớn lên, bác đă thấy sự hiện diện của các bức tranh ấy từ lâu.

Thân sinh của bác là cụ Liêu B́nh Tuyên sinh năm 1901 tại Quảng Đông (Trung Quốc) qua Việt Nam. Sau khi bôn ba khắp nơi, ông đến định cư ở Hội An, lấy vợ là Thành thị Cúc (hiện c̣n sống, ở Hội An, năm nay 97 tuổi ), sinh được 8 người con, mà bác Liêu Quốc Cẩm là con thứ năm. Cụ Liêu B́nh Tuyên là chủ nhà hàng “Đông Sơn Tửu Lâu”, số 88 Nguyễn Thái Học, Hội An, một nhà hàng tương đối lớn, khá nổi tiếng ở đây thời bấy giờ. Là nơi cư ngụ nhiều “anh hùng nghĩa sĩ “bốn phương trời mỗi khi đến Hội An, kể cả những người cơ nhỡ, lỡ đường sinh nhai …. Đông Sơn Tửu Lâu là nhà của Ban Quảng Đông, tồn tại đến thời Nhật, qua thời Tưởng giới Thạch, thời Pháp … Sau này gia đ́nh bác Cẩm chuyển về nơi khác, nơi đây được phân phối cho 4 – 5 hộ gia đ́nh khác. Thời đó, đi lại giao thương giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn c̣n dễ dàng, thân sinh bác Cẩm vẫn thường đưa các con đi đi, về về Việt Nam, Trung Quốc. Thân sinh bác Cẩm không thể nhớ chính xác năm nào đó, một người Trung Hoa, có vẻ giống như người tị nạn t́m đến Đông Sơn Tửu Lâu và trú ngụ nơi này. Đó là một người đàn ông khoảng 80 tuổi, tướng mạo phi thường, da dẻ hồng hào. Tuy cùng là người Hoa với nhau, nhưng thân sinh của bác Cẩm không thể nói chuyện được với người này mà phải thông qua h́nh thức bút đàm. Oâng ta cómột lối sống rất kín đáo, bí hiểm, không cho ai biết lai lịch của ḿnh, tánh t́nh th́ khó chịu. Tỷ như, khi ăn uống phải có kẻ hầu người hạ, nếu người hầu rót rượu không đúng ư là ông ta hất tung cả bàn cơm. Có một việc xảy ra cho biết ông ta là con nhà vơ và có nội công rất thâm hậu, đó là một bữa nọ, ông ngồi dưới chân bộ cửa đang dựng đứng, một trận gió rất lớn làm mấy tấm cửa ngă xuống đè trúng người, nhưng ông chẳng hề hấn ǵ.

Ơû Đông Sơn Tửu Lâu khoảng ba năm, trước khi giă từ về lại Trung Quốc, ông ta ngơ ư muốn tặng cụ thân sinh của bác Cẩm những bức tranh để làm kỷ niệm những ngày tháng lưu lạc, cũng là một cách cảm tạ gia chủ. Oâng nhờ cụ thân sinh bác Cẩm mua thật nhiều mực tàu, giấy bản và lụa. Rồi ngày nào cũng vậy, bắt đầu từ lúc nửa đêm, ông vẽ đến 4 giờ sáng, được tất cả 6 bức tranh và hai bức liễn thật lớn bằng mực tàu trên nền giấy bản; mỗi bức tranh lại kèm theo hai bức liễn nữa treo hai bên . Trước khi ra đi ông ta dặn ḍ cụ thân sinh của bác Cẩm rằng khi nào về lại Trung Quốc, chẳng cần đem theo tài sản ǵ, chỉ đem theo những bức tranh này là đủ. Có một bức tranh vẽ Quan công, mà theo lời kể lại, đây là một bức tranh rất hoành tráng, công phu và rất sống động do đôi mắt được “điểm nhăn” từ huyết của một con gà trống. Tiếc rằng bức tranh này đă bị cháy trong một trận hỏa hoạn.

Rồi từ đó, cứ mỗi lần Tết đến,cụ thân sinh bác Cẩm lại cho treo những bức tranh này trong nhà, đến khi ông qua đời năm 1966. Năm 1970, bác Cẩm định cư ở Nha Trang sau nhiều năm bôn ba nhiều tỉnh thành, và những bức tranh cũng được mang theo như là kỷ vật của gia đ́nh. Mỗi năm Tết đến những bức tranh cũng được treo lên trong nhà như ngày xưa ông cụ thân sinh của bác thường làm.

Năm 1990, bác Cẩm có đem triển lăm những bức tranh này tại Nha Trang, nhưng không có ai biết được giá trị nghệ thuật của nó. Thế rồi, năm 1991 nhân chuyến đi Trung Quốc thăm người chị ruột ở Quảng Châu, nhớ lời dặn ḍ của người cha, bác mang theo hai bức tặng cho người chị ruột tên là Liêu Định Quân, năm nay 77 tuổi hiện đang ở Quảng Châu. Người chị này định cư ở Trung Quốc từ năm 1954, ngày ấy bà đi về Trung Hoa bằng cách đi qua Hồng Kông, rồi về Trung Quốc.

Trước khi cho tôi xem những bức tranh c̣n lại, bác Cẩm cho tôi xem toàn bộ những tấm h́nh chụp lại 5 bức tranh này trước khi nó bị “tàn đàn xẻ nghé”, và những bức h́nh rất cũ chụp gia đ́nh bác ngày Tết ở Hội An với hai ông bà thân sinh có những bức tranh treo trên tường. Hai bức tranh bác Cẩm đă tặng người chị gồm có, một bức là 4 bức tranh ghép có cặp chim đại bàng đậu trên cành mai cổ thụ; một bức vẽ Lư Thiết Quài, một trong tám vị “Bát tiên” trong văn hoá dân gian Trung Hoa. Đặc biệt , theo bác Cẩm: “Cặp liễn mà bác đă tặng người chị có chiều cao khoảng 3m, chiều rộng khoảng 0,5m. Hai câu thơ bằng chữ Hán (rất lớn) viết trên tấm liễn này cho biết phải là người sức khoẻ phi thường mới viết được“.

Ba bức tranh hiện c̣n lại trong nhà bác Cẩm hầu như vẫn c̣n nguyên vẹn. Mỗi bức có kích thước lớn quá khổ tranh b́nh thường với chiều cao khoảng 4m, bề ngang khoảng 1m, kèm theo tranh là hai tấm liễn có viết hai câu thơ bằng chữ Hán, treo đối xứng hai bên tách rời với tranh chính. Do những bức tranh quá lớn nên bác Cẩm phải cuộn lại, khi có ai đến xem th́ mới mở ra, riêng việc kiếm được chỗ treo tranh cũng rất khó khăn. Tranh vẽ bằng mực tàu trên giấy bản bồi rất dày, được đính trên giấy lụa vùng Duy Xuyên (Quảng Nam) đầu thế kỷ XX, nền giấy lụa có in hoa văn màu trắng óng ánh, có chỗ đă bị thủng những lỗ nhỏ do thời gian. Bức thứ nhất vẽ thần trừ tà, ôm bài ngà; bức thứ hai vẽ cành cây cổ thụ và bức thứ ba vẽ đầu rồng, với cặp mắt rất có hồn, có cảm giác đi hướng nào cặp mắt này cũng dơi nh́n theo. Bác Cẩm đọc cho tôi nghe hai câu thơ trên hai bức liễn treo kèm với bức tranh Đầu rồng, tạm dịch là: “Rồng đi thiên địa động/Cọp beo đêm ngày rống”. Trên mỗi bức tranh đều có tên, chữ kư và con dấu (triện) của người vẽ, mà bác Cẩm chỉ đọc được họ của tác giả là họ TÔN.

Có một lần về lại Hội An, bác Cẩm đem những bức tranh này triển lăm. Một người khách nước ngoài trả bác 20.000USD cho tất cả ba bức tranh, biết đây chỉ là một người khách du lịch b́nh thường, mua tranh như khi gặp một cổ vật là lạ, không phải là người biết thưởng lăm tranh,bác Cẩm không đồng ư bán. Do điều kiện gia đ́nh kể cả điều kiện bảo quản tranh, mong muốn hiện nay của bác Cẩm là t́m được người biết được giá trị đích thực của những bức tranh này (đọc được những gịng chữ trên tranh, biết được người họa sĩ đă đến Hội An “mai danh ẩn tích” trong ba năm, vẽ nên những bức tranh diễn tả tâm trạng vừa u uất, vừa kiêu hănh … ) để có thể sang nhượng lại, cũng là một cách giữ ǵn những bức tranh cổ này được tốt hơn.  

Đào Thị Thanh Tuyền

 


Những bài viết khác


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003