Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Những bài viết khác


 

Cung Giũ Nguyên, nhà giáo dục nhà báo nhà văn 

Tôi không phải là học tṛ của ông, càng không phải là người rành rẽ tiếng Pháp lắm để có thể đọc được những tác phẩm văn học viết bằng tiếng Pháp của ông. Thế nhưng, là một người Nha Trang và theo thiển nghĩ của cá nhân tôi - ông là người biết rơ về Nha Trang nhất. Vâng, tôi tự tin khi viết lên điều này v́, từ năm 1920 ông đă đến Nha Trang và đă chọn nơi đây làm chốn đi – về ( những kỳ nghỉ hè, đi dạy học và cả những khi phải tha phương và cuối cùng Nha Trang là bến đậu cho đến cuối đời).

Đă từ lâu tôi rất muốn viết về ông, biết rằng đây là một việc rất khó v́ – Ông, một nhà văn Việt Nam viết văn thuần thục 3 ngôn ngữ: Việt, Pháp, Anh; một nhà báo từng cộng tác với nhiều báo chí trong và ngoài nước; một người có 70 năm đi dạy học th́ có một số lượng học sinh nhiều đến thế nào …; khối lượng và giá trị những tác phẩm ông đă viết; tuổi đời của tôi chưa bằng một nửa tuổi đời của ông …. Thôi th́, xin làm một người kể chuyện về một người qua tiếp xúc, trao đổi và qua những tài liệu thu thập được về ông.

Từ điển văn học (bộ mới) – NXB Thế giới (trang 330), Hà Nội vừa mới phát hành có tên ông: Cung Giũ Nguyên. (Sinh 1909). Nhà giáo dục, nhà báo, nhà văn Việt Nam. Khi đọc gần hai trang tiểu sử và tác phẩm của ông, tôi đă điện thoại cho báo cho ông và một ngày đầu tháng 4/2005 tôi có dịp đến thăm ông tại nhà riêng ở số 60 Hoàng văn Thụ, Nha Trang.

Hôm ấy, trong căn pḥng khách nhỏ bài trí đơn sơ nhưng trang trọng - trên tất cả các mặt bàn đều có những b́nh hoa; tôi được biết, cách đó vài ngày, những ông Alain Freynet - Tham tán thứ hai, Giám đốc Trung Tâm văn hóa và hợp tác, Đại sứ quán Pháp Hà nội, ông Nicolas Warnerey - Tổng lănh sự Pháp tại Tp Hồ chí Minh, và ông Christian Nererm - Tùy viên hợp tác văn hóa Tp Hồ chí Minh, cùng ông Lanig Martin, đặc trách hợp tác thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, đă đến thăm ông Cung giũ Nguyên, nhân Hội thảo các Vịnh đẹp nhất thế giới và Festival biển Nha Trang 2005.

Câu chuyện giữa tôi và ông đă bắt đầu bằng những điều chưa rơ về ông trong Từ điển văn học (bộ mới). Ông tỏ ư tiếc là việc biên tập có vài sai sót: “Trước tiên về việc chuyển họ Hồng thành họ Cung không phải v́ cùng họ với Hồng Tú Toàn mà do là khi Vua Tự Đức lên ngôi, v́ ngài húy Hồng Nhậm, nên những ai có họ Hồng phải sửa lại. Sau này có những người đă bỏ họ Cung để trở lại họ Hồng, nhưng cũng có những người để tránh việc sửa chữa những giấy tờ hộ tịch phiền phức cứ để họ Cung, dù vẫn biết ḿnh họ Hồng. Việc sửa họ ấy, tôi ngạc nhiên là thợ sắp chữ ở Trung Hoa cũng biết; trên mấy tờ báo ở Hương Cảng, trong bài đăng tên những người từ Việt Nam qua hội kiến với Cựu Hoàng Bảo Đại. Dựa theo danh sách viết chữ La Mă họ tên hành khách chuyến máy bay, tên của tôi đă không viết CUNG, mà viết đúng HỒNG (= không có nghĩa là đỏ, mà với bộ Thủy bên trái, có nghĩa là Lớn). Một điều đáng tiếc khác là: trong Từ điển văn học có viết: “Le fils de la Balaine (tiểu thuyết, Paris, 1956) – cuốn này được Đe Xôn Đa Oanfisơ (De Sohn das Walfischs) dịch ra tiếng Việt với nhan đề Người con của Cá Ông hay Kẻ thừa tự ông Nam Hải (Nxb Văn học, Hà Nội, 1999)”. Có sự sai lạc về phiên âm nhan đề và hành văn, nên ghi lại cho rơ là: quyển Le Fils de la Baleine ra mắt ở Pháp năm 1956, đă được nhà văn Đức dịch ra tiếng Đức với nhan đề DER SOHN DAS WALFISCHS và được xuất bản năm 1957 tại (Nxb) Helmut Kossodo Verlag, Frankfurt & Genf (Genève). Điều thứ ba ông có ư tiếc là quyển Tự điển không nói đến những tác phẩm quan trọng của ông như THÁI HUYỀN, LE BOUJOUM, tập thơ TEXTE PROFANE (Bản văn trần tục) v.v hay bỏ sót những quyển đă có từ lâu, như tiểu luận: Volontés d’existence (Những ư chí sinh tồn) - (NXB France-Asie, Sài G̣n 1954).

***

Cung Giũ Nguyên sinh ngày 20/11/1909, tại Huế, họ thật là họ Hồng cùng họ với Hồng Tú Toàn người khởi xướng cuộc cách mạng nông dân miền Nam Trung Hoa và lập Thái B́nh Thiên Quốc, trị v́ ở Nam Kinh từ 1851 đến 1863. V́ lư do chính trị hay kinh tế – tổ tiên của ông, người Phúc Kiến đă kiều cư qua lập nghiệp tại Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX. Tại đây, họ Hồng cùng với nhiều họ Trung Hoa khác lập ở Bao Vinh, Thừa Thiên, phố Thanh Hà sau thành làng Minh Hương, và sau đó đều được xem là người Việt Nam. Thân phụ Cung Giũ Nguyên là ông Cung Quang Bào, một Đốc học. Thân mẫu là Nguyễn Phước thị Bút, trưởng nữ quận công Hồng Ngọc và cháu nội Ngài Nguyễn Phước Miên Lịch, An Thành Vương, con út Vua Minh Mạng, có lần làm Nhiếp chánh Thân thần.

Sinh trưởng trong một gia đ́nh nghèo và đông con, học xong trung học tại trường Quốc học Huế những năm 1922-27, ông phải từ bỏ giấc mộng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội để đi làm việc. Ông nói: “Về vẽ th́ tôi đă may mắn gặp hai thầy rất tốt là thầy Tôn Thất Sa và thầy Georges Leloup…”. Những bức tranh hiện treo trong pḥng khách nhà ông đều do ông vẽ từ bức chân dung của mẹ ông cho đến bức chân dung của ông, của vợ ông… Căn nhà ông đang ở hiện nay là căn nhà của cha ông mua ban đầu là nhà tranh và được xây thành nhà gạch từ năm 1929 cho đến bây giờ.

Năm 1928 ông được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam tiểu học Nha Trang, nhưng đến đầu năm 1930 bị băi chức, v́ lư do chính trị. Đó là năm đánh đấu khúc quanh cuộc đời của ông; sau đó ông phiêu lưu vào Sài g̣n, Đà lạt, Huế, Nha Trang… “Trong thời gian bốn năm mà tôi làm hơn bảy nghề. Tôi viết báo, viết sách, làm gia sư, làm kế toán cho một hăng sửa xe của người Pháp, làm thư kư cho một đồn điền cao su ở Xuân Lộc, bán hàng, đă có lúc tôi định đi theo gánh cải lương nhưng bị từ chối v́ khi nghe tôi ca thử một bài Tứ Đại Óan, nghệ sĩ Năm Châu đă thành thật khuyên tôi nên chuyển nghề khác, tôi cũng đă làm thợ sửa ảnh….”

Năm 1936, người cha mất (cho đến giờ ông vẫn tiếc là cha ông đă ra đi quá sớm không để cho ông có th́ giờ chứng minh ông đă trở lại nối nghiệp thầy giáo ), v́ trách nhiệm đối với gia đ́nh, ông về lại Nha Trang và năm 1941 trở lại nghề dạy học. Ông đă dạy các môn Việt văn, Hán văn, La tinh, Pháp văn, Anh văn, Sử địa, Kinh tế học, Triết học, Văn học… ở các trường Kim Yến, Trường Ḍng Thánh Giuse B́nh Tân, La San, Phanxicô… Collège de Nha Trang, Vơ Tánh, Lê Quư Đôn…. Từ năm 1955-75, ông làm Hiệu trưởng trường Trung học đệ nhị cấp Lê Quư Đôn, Nha Trang. Từ 1972-75, Giáo sư thỉnh giảng Viện đại học Cộng đồng duyên hải, Nha Trang. Từ 1989 đến 1999, ông là Giáo sư thỉnh giảng môn ngôn ngữ và văn chương Pháp tại khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang. Ông c̣n tham gia nhiều công tác xă hội ở Nha Trang, Sài g̣n; đă từng làm Deputy Camp Chief of Gilwel, London, phụ tá Trại trưởng Trại Huấn luyện Hướng đạo quốc tế, Gilwell, Anh quốc, để làm Trại trưởng Hướng Đạo Việt Nam,v.v…..

Cuộc đời viết văn của ông đánh dấu bằng tác phẩm đầu tay là một truyện ngắn nhan đề là T́nh ái myơ đăng trên tờ Đông Pháp thời báo, Sài g̣n năm 1928. Ông đă viết hàng ngàn bài báo cộng tác với các báo: Đông Pháp thời báo, Sài g̣n mới (Sài g̣n), Nam Phong ( Hà Nội), Đông Dương mới (L’Indochine Nouvelle, Sài g̣n), Pháp Việt (France – An nam ), Nhật báo Huế (La Gazette de Huế), Tân văn (Sài g̣n), Hội thảo (Symposium, Syracuse), Sách báo nước ngoài (Book Abroad, Oklahoma, Hoa Kỳ), Pháp Á (France-Asie, Sài g̣n), Bách Khoa (Sài g̣n), Sự hiện diện Pháp ngữ (Présence Francophone, Sherbrook – Canada), Đại học Huế, Tri thức (Đà Lạt), Diễn đàn (La Tribune, Sài g̣n)….

Năm 1938-40 cùng với Raoul Serène – Tiến sĩ khoa học đă từng làm Giám đốc Viện Hải dương học Đông Dương chủ trương nguyệt san Tạp chí Tuổi trẻ (Le Cahiers de la Jeunesse) ở Nha Trang. Năm 1939, ông làm Chủ bút nguyệt san song ngữ Tương lai tạp chí, Nha Trang. Năm 1939 – 42, làm Chủ bút Nhật báo Châu Á buổi chiều (Le Soir d’Asie, Sài g̣n). Từ 1954, Chủ bút tuần báo Báo chí viễn Đông (La Presse d’Extrême – Orient, Sài g̣n).

Trong thư mục tác phẩm đă in và chưa in của ông có đến gần trăm cuốn; có thể kể đến như, về tiếng Việt: Một người vô dụng (Tín Đức thư xă, Sài g̣n, 1930); Nhân t́nh thế thái (tập truyện ngắn, Phổ thông văn xă, Gia Định, 1931); Nợ văn chương (Nhà in Châu Tịnh, Vinh, 1934); Những ngày phiêu bạt (kư), Nửa gánh tang bồng, Một chuyến về…; về tiếng Pháp ông được thế giới biết đến nhiều vào những năm 50 – 60 với các tác phẩm Le fils de la Balaine (tiểu thuyết, Paris, 1956), Le Domaine Maudit (tiểu thuyết, Fayard, Paris, 1961), Volontés d’existence (France-Asie, Sài g̣n 1954)…; riêng Le Boujoum (roman Dallas, Tesax, USA, 2002 – tái bản) ông viết sau này ….

Le fils de la Balaine đă được nhiều nhà phê b́nh văn học nổi tiếng trong và ngoài nước đánh giá cao. Daniel-Rops, viện sĩ Hàn Lâm Pháp nhận xét: “Với một Cung Giũ Nguyên, có thể cạnh tranh với một Pourrat, một Ramuz, một Giono, một Monique Saint-Hélier…, đó là điều mới lạ”. Le fils de la Balaine được tái bản ở Canada năm 1978 và được Nguyễn Thành Thống dịch sang tiếng Việt với tựa đề Kẻ thừa tự của ông Nam Hải (NXB Văn học, Hà Nội 1995).

Le Domaine Maudit (Đất dữ) cũng được nhiều nhà phê b́nh chú ư; nhà văn Vơ Hồng đă viết về cuốn sách (đăng trên Bách Khoa, Sài g̣n ngày 15-6-1962) như sau: “Văn của tác giả viết tự nhiên mà có nhiều thú vị … Những triết lư nhân sinh cũng được tŕnh bày dưới h́nh thức đơn giản nhưng thầm kín… Le Domaine Maudit lấy khung cảnhViệt Nam nhưng câu chuyện có thể xảy ra ở bất cứ nước nào có sự tranh chấp giữa các ư thức hệ, nghĩa là giữa những quan niệm khác nhau về hạnh phúc và t́nh yêu”.

Volontés d’existence (Những ư chí sinh tồn) thuộc về loại tiểu luận gồm ba bài. Bài thứ nhất tŕnh bày căn nguyên giải phóng cá nhân và dân tộc Việt Nam. Bài thứ hai tŕnh bày nền văn chương Việt Nam và bài thứ ba bàn đến nỗi ḷng bi đát của Nguyễn Du. Ba bài quy tụ chung quanh một ư chính: những ư chí sinh tồn của con người Việt Nam và dân tộc Việt.

Trong Volontés d’existence, mới thấy xuất xứ một câu mà website EL CANDIL (ngọn nến của Tây ban Nha), xem là danh ngôn, liệt kê vào Danh ngôn về Tự Do (frases de Libertad, đăng cùng một trang với danh ngôn của những nhà tư tưởng lớn tiền bối như Max Steiner,Carla B.Gonzalez, Mikail Bakounin (1814-1876)vv.

Tác phẩm Le Boujoum, dày 756 trang, một tác phẩm đầy triết lư ông viết từ năm 1976 đến năm 1980 và chính ông đă dịch sang tiếng Việt với tựa đề là Thái Huyền (NXB Đại Nam, California, 1994). Ông viết Le Boujoum để tặng người bạn thân suốt gần nửa thế kỷ của ông là Raoul Serène (đă nói ở trên), mà ông gọi tên là Sếu. Trong lời tựa cuốn sách, ông viết: “Cũng như với những người bạn thân khác, khi xa cách và nhất là trong những năm sau này thiếu những gặp gỡ thường xuyên và cuộc chuyện tṛ hữu ích, tôi có những bức thư dài cho Sếu và kèm theo thư, cũng có những trang trích các sách tôi đă hoàn thành hay đang soạn thảo, để cho bạn theo dơi đời sống cụ thể của ḿnh và cũng để thăm ḍ phản ứng của bạn về những tác phẩm ḿnh, sợ thói tự phụ, chủ quan khiến ḿnh có nhận định sai lầm về giá trị của chúng. T́nh thân hữu thật sự cho phép, và khuyến khích, những phê phán thẳng thắn, dù cho có khi là tàn nhẫn, không chỉ về công việc và cả về những phương diện khác. Đây không phải là dấu hiệu của sự đố kỵ ganh ghét, mà là của sự thương yêu thật sự, một ước muốn xây dựng lẫn nhau theo đường dáng đi, hay ít ra cũng tránh cho nhau những ảo giác về bản thân cũng như về sự nghiệp”.

Le Boujoum hay Thái Huyền cũng đă được nhiều nhà phê b́nh văn học ngoài nước chú ư, người ta đánh giá: từ Le fils de la Balaine đến Le Boujoum là một khoảng cách lớn, kể về văn phong lẫn chiều sâu tác phẩm.

Ông có tên trong danh sách các nhà văn trên thế giới viết văn bằng tiếng Pháp (Tác phẩm Riveneuve (Bến mới), in những tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn trên thế giới viết văn bằng tiếng Pháp– Tháng 11.2004 có trích một tập thơ của ông).

Cả cuộc đời ông là sự một phấn đấu rèn luyện, t́m và trao tặng tri thức, chủ yếu là tự học, và học măi. Ông nói:

- Đọc sách, đối với tôi, là một lối tránh mệt nhọc, khỏi phấn đấu, v́ bẩm sinh yếu đuối. Từ cái bắt buộc, tôi t́m ra thích thú với sách. Tôi đă gặp nhiều may mắn, có cơ hội làm bạn với sách, có lẽ may mắn ấy không đến với tôi nếu tôi không « đầu tư » làm bạn với sách, làm thân với « hiểu biết », hay bồi dưỡng trí tuệ. Thời học Quốc học, tôi may mắn có được những bạn gương mẫu về học tập, luôn luôn đi t́m kiến thức, kể cả trong những tṛ chơi. Tôi may mắn có những thầy cô (người Pháp) có tŕnh độ truyền đạt tốt và vốn kiến thức cao. Ngoài những sách giáo khoa và tác phẩm văn học ghi trong chương tŕnh mỗi niên khóa chúng tôi cũng được khuyên đọc sách giải trí. Sách ở thư viện trường rất phong phú, và để học sinh toàn quyền sử dụng, không phải trả tiền thuê, hay không chỉ cho đọc tại chỗ. V́ không được đi học tiếp đaị học, và do đó không có được những thầy hướng dẫn, tôi phải tự vạch đường học vấn với những phương tiện nghèo nàn của ḿnh, gặp được một sách cũ báo cũ nào, cũng t́m được trong đó đôi điều ǵ ḿnh chưa biết đến. Năm 1940, từ Saigon, tôi lên Dalat để « cấm pḥng » trong mười ngày tại Tu Viện Ḍng Thánh Benoit. Tu viện lúc ấy đang c̣n nghèo, không có pḥng cho người ngoài. Tôi được cho một cái giường bố đặt ngay trong thư viện của ḍng. Thế là, sách đă đến với tôi, những sách thuộc một phạm vi bấy lâu xa lạ với tôi, những sách siêu h́nh học, thần học, ngày và đêm, tôi đă cố đọc và ghi chép, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, vớâi những tên tác giả, sách, nhà xuất bản nào, để có thể t́m lại sau nầy. Có vậy, tôi mới có thể, hai mươi năm sau, giảng triết cho lớp kinh viện của một ḍng tu.

Năm 75, được lưu dung tại Đại học Duyên Hải, và v́ không c̣n lớp Pháp để dạy, tôi được giao cho việc bảo quản thư viện. Tôi có dịp trong mấy năm đọc đươc biết bao sách bổ ích cho tôi. Cũng trong thời gian ấy tôi viết đươc cuốn JOURNAL DU KAUTHARA Nhật kư Khánh Ḥa). Đến năm 1979, tôi đă thất tuần, bệnh viện Tỉnh mời tôi dạy tiếng Pháp cho các y bác sĩ, và đồng thời phụ trách thư viện, lập lại danh mục, giúp t́m tài liệu cho những bác sĩ cần đến. Trong thời gian làm việc cho bệnh viện, tôi cũng học hỏi khá nhiều, qua những sách phải đọc qua để xếp loại. Tôi làm quen với những báo như The Lancet hay Nature… mà chắc hẳn tôi sẽ không bao giờ biết nếu tôi không may mắn đến nơi đây. Chính thư viện nầy đă cho tôi cơ hội tiếp xúc với những sách lư thuyết về inforatique (thông tin học) trước khi thấy máy vi tính, và có máy để dùng.

Một điều may mắn khác cho việc học hỏi của tôi, là được ngao du đó đây, đến nhiều nước, có dịp biết nhiều thư viện, viện bảo tàng lớn, những nơi thờ phụng nhiều tôn giáo, tiếp xúc với nhiều giới, từ thượng lưu đến giới chai chén dân bụi đời chỉ xài tiếng lóng (argot)….

Năm nay, ông đă bước sang tuổi 97 và vẫn c̣n miệt mài làm việc với chiếc máy vi tính mỗi ngày mà không cần người phụ giúp. Hoàn thiện những bản thảo đang dang dở, hệ thống lại toàn bộ tác phẩm, dịch ra tiếng Việt những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp… Khối lượng công việc th́ đồ sộ mà quỹ thời gian c̣n quá ít. Thế nhưng, “Không viết nữa th́ làm ǵ!”, ông đă nói với tôi như vậy. “Đời người như một miếng da lừa, mỗi ngày nó teo tóp đi một chút. Dân gian thường nói cá ươn, ươn từ cái đầu. Con người cũng vậy, phải bắt cái đầu nó làm việc đừng để nó hư. Nên sống lạc quan và biết cười”.

Nói về việc sống thọ, ông kể câu chuyện vui:

- Tôi đươc biết, theo lời mẹ kể lại sau nầy, tôi sinh ra không tốt tướng, gầy yếu, thầy thuốc, thầy bói cho biết trước là không thọ. Tôi ngủ hay giật ḿnh v́ một tiếng động nhẹ. Nghe theo thầy, mẹ tôi t́m mua một cái « búa thiên lôi » là một miếng nham thạch màu xanh tím, h́nh lưỡi búa, mẹ làm một bọc cho búa và để dưới cái gối của tôi. Phương thuốc của «thầy» quả là linh nghiệm, từ đó tôi hết giật ḿnh khi ngủ, kể cả những khi có giông tố và sấm sét. Nhưng có điều đáng buồn là đầu tôi măi măi bị lép như đầu cá chai. Đó là giá con người thường phải trả, nhân vô thập toàn, được cái nầy phải mất cái kia….

Gần trọn một thế kỷ dành cho các việc tự học, đi, viết và dạy học. Phương châm sống của ông gói gọn trong 4 từ nguyên hanh lợi trinh. Ông giải thích với tôi: “Nguyên là nguồn gốc - bất kỳ một việc ǵ cũng phải truy t́m cho được nguồi gốc và giải thích câu hỏi tại sao. Hanh là hanh thông - vượt lên những khó khăn; khi gặp khó khăn ta chia vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ, từ vấn đề nhỏ chia thành những vấn đề nhỏ nữa và giải quyết từ từ. Lợi là lợi ích, lợi ích của ḿnh phải gắn liền với lợi ích của người khác, những điều viết ra làm sao cho nhiều người trên thế giới đọc được. Trinh là ḥa hợp - ḥa hợp ở đây có 3 ư: ḥa hợp với thượng tôn, ḥa hợp với tha nhân và ḥa hợp với chính ḿnh. Trong mỗi con người đều tồn tại ông thiện và ông ác, nhờ thượng tôn và những người xung quanh giúp đỡ để ḥa hợp với chính ḿnh “.

Tôi hỏi ông câu hỏi cuối cùng về nhận định của ông khi giới trẻ bây giờ không thích đọc sách, ông trả lời bằng cách nói về dấu “…” bắt đầu và kết thúc trong Le Boujoum: “Cuộc đời không có chấm dứt, từ không đến có, rồi lại từ có đến không, qua những giai đoạn thành, thịnh, suy hủy, rồi thành, từ khôn đến càn, rồi lại tứ càn đến khôn, qua những giai đoạn thiếu âm, thái dương, thái âm, thiếu dương, mà vật lư học cho thấy qua điển h́nh của ṿng Mobius… - một ngày kia người ta sẽ trở lại việc đọc sách”. Đó là câu nói khẳng định rất tự tin của ông – một người sống và viết gần một thế kỷ có rất nhiều biến động với một cuộc đời sôi nổi và đầy sáng tạo.

Đào Thị Thanh Tuyền

 


Những bài viết khác


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003