Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

TRUYỆN NGẮN


TRỞ VỀ.

- Đào Thị Thanh Tuyền -  

 

Tiếng rít thật dài của bánh xe lửa nghiến trên đường ray làm tôi choàng tỉnh, có cảm giác như ḿnh vừa thoát khỏi một cơn sóng dập dềnh trên chiếc thuyền độc mộc. H́nh như trời đă sáng. Qua khung cửa kính của toa xe, tôi nh́n thấy màu xanh lờ mờ của núi. Những hàng cây lùi dần về phía sau, cảm giác của chuyển động tương đối: hàng cây đang đi trong khi ḿnh vẫn ngồi yên.

 Tàu chạy rầm rập, lắc lư, tôi tỉnh hẳn và chẳng c̣n muốn nằm thêm một chút nào nữa. Ngồi dậy, tôi đưa tay vuốt vuốt mái tóc, định lục túi xách lấy lược chải đầu, nhưng cái nôn nao trở về làm tôi hóa lười, lấy dây cột tóc túm lại phía sau, tôi nh́n tôi trong chiếc gương của cánh cửa toa xe, tất cả đều tạm ổn. Giường bên kia, con gái tôi đang say giấc, nó quấn cả chiếc mền vào người như con sâu nằm trong cái kén. Tối hôm qua khi người nhân viên đưa vào, nó đă rụt hai vai: “Con thấy ớn ớn “, bây giờ ch́m vào giấc ngủ, chỉ c̣n cái đầu tḥ ra khỏi tấm chăn, cái ớn đă biến đi mất tiêu. Gương mặt con gái tôi b́nh yên quá như ḷng tôi bây giờ cũng đang rất b́nh yên. Và tôi ph́ cười khi chợt nhớ đến chồng với vẻ mặt căng thẳng ở sân bay:

- Anh thấy không an tâm chút nào!

Giường phía trên hai người thanh niên cũng vẫn c̣n đang say giấc. Tối hôm qua chúng tôi đă thức nói chuyện rất khuya, tôi hỏi thăm về nơi chốn ḿnh sắp đến, hai người thanh niên hỏi về nơi tôi vừa rời khỏi , cuối cùng tôi ngủ được một giấc thật say và đă qua một đêm trên tàu lửa thật b́nh yên.

Tôi đẩy cánh cửa buồng toa xe bước ra ngoài hành lang rồi kéo khép lại nhẹ nhàng. Có ai đó đă kéo tấm cửa kính xuống, chỉ c̣n tấm cửa lưới. Tôi đứng bên cửa sổ, nh́n ra ngoài. Mặt trời chưa ló dạng, những ṿng tṛn màu cam ở chân trời vẫn c̣n dịu mắt khi tầm nh́n lướt qua, trời chỉ vừa chớm sáng. Sương trắng lửng lơ ở dăy núi phía xa, tàu lướt đi, cảnh vật lùi lại. Mùi đất ướt, mùi sương mai phảng phất, tôi hít lấy hít để, ôi cái mùi sao mà quen thuộc quá, mùi của kư ức, của kỷ niệm, đă xa gần nửa đời người nhưng không bao giờ quên được. Những mái nhà tranh, hàng cây cau, hàng tre thấp thoáng. Có làn khói bếp buổi sáng bay lên, cổ tôi nghèn nghẹn, hai mươi chín năm rồi tôi mới thấy lại h́nh ảnh yêu dấu này. Tàu lướt qua những đồi cát trắng, màu cát trắng đến chói mắt, rừng phi lao lùi lại phía sau thật nhanh như tấm thảm bị kéo về một phía. Qua một chiếc cầu, tôi chợt bắt gặp một đứa bé đang đi vệ sinh, nó ngồi trên phần mố cầu nhô ra mặt nước, h́nh ảnh nào quen thuộc quá của kư ức, h́nh ảnh của tuổi thơ, của vùng quê, của đồng lúa…. Mặt trời dần dần ló lên, màu cam dịu dàng lúc năy đă biến thành màu đỏ thắm chói chang; ánh mắt tôi vô t́nh lướt qua vùng ánh sáng chói ḷa, để lại những vầng hào quang đủ màu sắc lóa mắt. Nắng đă bắt đầu soi rọi vào mặt tôi, tầm mắt tôi bị thôi miên bởi cảnh vật bên ngoài. Tôi vặn ngược trở lại cây kim đồng hồ, ch́m vào ḍng thời gian đă qua và thả những suy nghĩ của ḿnh trôi vào đó.

Calgary mùa hè trời không có nắng, hoa nở rực rỡ trên khắp những con đường, cỏ hai bên vệ đường xanh như nhung vào mỗi buổi sáng tôi đến sở làm hay đưa con đến trường. Những buổi sáng tự dưng thấy quen thuộc nhàm chán, ngày nào cũng như ngày nào. Thời tiết thất thường, thỉnh thoảng lại có luồng gió bấc thổi về mang theo hơi lạnh của các tảng băng ở cực bắc: mưa đá rồi tuyết rơi. Trời thiếu nắng mùa hè làm bỗng dưng trong tôi thôi thúc một ư muốn trở về, tôi nhớ quay quắt và thèm t́m về một miền đầy nắng.

Nguyễn nói:

- Nếu em qua Brooklyn thăm d́ Minh, qua Paris thăm d́ Niên anh không cản, nhưng về Việt Nam anh sẽ không an ḷng.

Tôi trấn an chàng:

- Về quê hương ḿnh mà anh …. Em nghĩ là không sao, bao nhiêu người đă về rồi.

Nguyễn cao giọng:

- Th́ anh cũng đă về rồi, chẳng có ǵ để lưu luyến, bao nhiêu thủ tục phiền phức, Saigon nắng, nóng, đầy mùi khói xe.

Tôi bướng bỉnh:

- Cũng phải cho em một lần về chớ, em xa quê hương bao nhiêu năm rồi anh biết không? Anh về được th́ em cũng phải về.

Giọng chàng dấm dẳng:

- Anh đă nói là chẳng có ǵ để về. Em c̣n ai bên đó?.

Tôi nói như lời khẳng định một cách chắc nịch:

-  Em c̣n nhiều thứ lắm, đă đến lúc em phải về, anh đừng cản em.

Và tôi đă mất hai mươi bốn giờ từ Calgary đến Tân Sơn Nhất, trong đó hết mười sáu tiếng bay qua biển Thái B́nh Dương từ Vancouver để đến Hongkong. Chẳng có nhiều lắm những thủ tục phiền phức như Nguyễn đă vẽ ra. Cô em họ xa của tôi đă báo cho Châu, một người bạn học cũ ngày xưa đến đón:

- Anh nhận ra em từ xa ….

Hôm ngồi ở quán cà phê Thiên Hồng, Châu đưa tôi chiếc máy điện thoại di động:

- Quà cho em, để em có thể an tâm đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này. Anh đă cài sẵn vào trong đó những số điện thoại cần thiết cho em.

Tôi cám ơn Châu v́ sự quan tâm chân thành, Châu nói một cách tiếc nuối khi biết tôi có ư định trở về Huế:

- Anh bận quá, không tháp tùng theo mẹ con em được, Huế mùa này tuyệt vời, không nắng, không mưa, anh hy vọng em sẽ hài ḷng với chuyến trở về.

Tôi cầm lấy điện thoại di động và gọi về cho Nguyễn , tiếng chàng ở đầu bên kia xa cách một đại dương vẫn nghe thật rơ ràng:

- Liên lạc E-mail cho anh biết tin tức, anh đă gởi cho em mấy lá thư rồi đó.

Tôi lười t́m đến một quán internet nào đó, dặn ḍ Nguyễn số điện thoại để liên hệ, rồi hai mẹ con tiếp tục cuộc hành tŕnh sau một ngày ở Saigon, đây chỉ là nơi dừng chân tạm thời của chuyến trở về. Và bây giờ tôi đang ở trên chiếc tàu về Huế, thành phố một thời tuổi thơ, tuổi vừa lớn, tuổi biết yêu, thuở một thời con gái tóc dài, áo trắng, có mối t́nh nào thoảng qua, hay vừa chớm nở, hay có h́nh bóng đă đem đi theo suốt cả một quăng đường dài?

Con gái tôi đă thức dậy và bước ra ngoài đến bên tôi từ lúc nào:

- Mẹ không sợ nắng sao, nắng chiếu vào mặt mẹ rồi đó, mẹ sẽ dễ dàng bị nám cho mà coi.

Tôi nói với con bé:

- Nếu bị nám, đó cũng là một dấu vết làm kỷ niệm cho một chuyến trở về.

Tôi chỉ cho nó những đám ruộng dưa bên dưới, những luống đất chạy dài chở trên ḿnh những sợi dây dưa ḅ ngang vắt dọc, điểm xuyết những chấm hoa vàng nho nhỏ; bắp đang trỗ cờ làm thành một màu vàng xám trên những thửa ruộng vuông vức trông có vẻ xơ xác. Nh́n một hồi nó chán và quay đi:

- Con thấy chẳng có ǵ hay hết, cây cỏ sao mà khô cằn quá.

Tôi nghèn nghẹn ở cổ, trách sao được khi nó không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Bức tranh trong tâm hồn nó đầy màu xanh của cỏ, màu hoa rực rỡ mùa xuân, mùa hè, những cánh rừng nhuộm vàng lá mùa thu, tuyết trắng xóa mùa đông, những con đường nhiều làn xe chạy, nhà cao tầng thẳng đứng như những hộp diêm ….

Năm 1972, Huế nỏng bỏng một mùa hè đỏ lửa. Gia đ́nh tôi bán nhà, từ Huế vào Saigon rồi đi thẳng qua xứ người. Tôi tiếp tục việc học thêm vài năm nữa, ra trường làm việc tại một cơ quan xă hội. Tại đây tôi gặp Nguyễn ở Việt Nam sang, chúng tôi yêu và cưới nhau. Hai năm sau, ba mẹ tôi lần lượt qua đời. Nguyễn mau chóng t́m được công việc làm thích hợp, ổn định cuộc sống gia đ́nh và về Việt Nam đưa ông bà cụ qua. Mối dây quan hệ họ hàng của vợ chồng tôi ở Việt Nam không c̣n ai thân thiết, một vài người bà con họ xa không đủ sức níu kéo tôi trở về. Cuộc sống quay cuồng với đầy vội vă, toan tính, âu lo làm thời gian trở nên ngắn ngủn. Ngày tháng qua mau, mái tóc bắt đầu lộ ra những sợi màu khói sương, đường đời càng dài càng xa thơ ấu, tôi suy nghĩ nhiều đến việc trở về. Kỷ niệm níu kéo, như một cơn mơ bất chợt gặp lại một người quen cũ, tôi đốt ngọn nến thắp sáng kư ức, ư muốn trở về thôi thúc.

Tàu đỗ vào ga Đà Nẵng. Hai người thanh niên nhờ tôi coi giùm hành lư để xuống ga t́m mua báo buổi sáng. Con gái tôi lại uể oải nằm dài trên giường. Sân ga nhộn nhịp, lâu lắm rồi tôi mới thấy lại cái khung cảnh hỗn độn quen thuộc này. Kư ức xa vời lắm giờ trở về ào ạt, tôi lại đắm ch́m vào những kỷ niệm. Kỷ niệm là những vết thương đă thành sẹo, giờ như người bị thời tiết trở trời hành hạ đau nheo nhéo, âm ỉ, hay ran rát khi chạm đến, những h́nh ảnh cũ lần lượt tái hiện….. Vượt qua đèo Hải Vân là đến vùng đất của Huế, c̣n khoảng hơn ba giờ nữa tôi sẽ về nhà (về nhà ư?).

Tàu lên đèo, tối sầm lại khi đi qua hầm, trong buồng toa chẳng ai buồn bật đèn sáng lên, mở mắt thật to mà nh́n trong bóng tối chỉ có đêm đen. Rời khỏi hầm, ánh sáng chói ḷa đột ngột, tôi cố tận hưởng cái cảm giác nhẹ nhơm của người vừa đi từ trong bóng tối bước ra ngoài ánh sáng. Trên triền núi có một loài hoa nở trắng nh́n xa xa giống như những đụm bông g̣n thả rơi rơi trên cây giáng sinh. Biển một màu xanh ngắt bên dưới, lâu lắm rồi tôi mới nh́n thấy một màu xanh dịu dàng đến nao ḷng như thế này. Con tàu như một con rắn đang lượn quanh sườn núi. Sắp đến nhà rồi, ḷng tôi nôn nao, nôn nao.

Huế đón tôi và con gái là nắng và nóng, con gái tôi cằn nhằn:

- Vậy mà chú ǵ bạn mẹ nói là Huế không nắng, chẳng thà đi Newyork hay hơn, con tha hồ chơi với tụi con d́ Hằng, sao mà mẹ cứ thích đi Việt Nam.

Nó không nói là về mà nói là đi, ḷng tôi bỗng dưng quặn thắt. Chiếc tắc xi lướt êm trên đường phố, máy lạnh trong xe làm dịu cơn bực bội của con tôi. Tôi nh́n về phía trước mặt, hồn tôi choáng ngợp, hạnh phúc ùa về, ngộp thở. Ngang qua trường học cũ, những h́nh ảnh ngày xưa tấp nập trở về một cách vội vă, không thứ tự; tôi níu chụp vội vàng, như người đi lạc t́m bất kỳ cho ḿnh một ánh sáng nào dù là leo lét nhỏ nhoi. Tôi t́m h́nh bóng ḿnh trên con đường nhỏ, tôi t́m h́nh bóng một người ở sân trường bên cạnh, biết bao mối t́nh nảy sinh giữa hai ngôi trường chỉ cách nhau một con đường nhỏ? Con gái tôi quan sát đường phố và nói một câu làm tôi ấm cả ḷng:

- Bây giờ con hiểu tại sao mẹ cứ thích sơn nhà màu hồng, có cửa gỗ màu nâu.

Tôi nh́n ra ḍng sông, “Con sông dùng dằng con sông không chảy/Sông chảy vào ḷng nên Huế rất sâu”. Con sông đổi màu theo tâm hồn con người, một thời đă nghe tôi tâm sự những niềm vui,nỗi buồn và bây giờ tôi muốn thổ lộ một nỗi niềm sâu kín từ đáy trái tim. Có phải Hoàng đó không, Hoàng giờ ở đâu?

Ngày ấy tôi theo gia đ́nh vào Saigon, Hoàng một ḿnh ra miền Bắc. “Người về Đại Lược, người ngược Kim Long”, kẻ vào Nam, người ra Bắc, hai mươi chín năm sau tôi t́m về chốn cũ, thời gian đă ghi dấu có quá nhiều đổi thay. Tôi đă về nhà và sẽ đi t́m Hoàng trong thành phố thật nhỏ bé và dịu dàng này trong một ngày đầy nắng như ngày xưa. Hồi đó nhà tôi ở trong thành nội, phía sau cửa Ḥa B́nh, nằm trên một con đường nhỏ yên tĩnh, có hai hàng cây suốt ngày chụm đầu vào nhau th́ thầm kể chuyện. Ngôi nhà màu hồng, cửa nâu có hàng rào dâm bụt, một thời tôi níu kéo bạn bè chuyện tṛ râm ran từ trong nhà ra ngoài ngơ. Nhà Hoàng ở phố, bên kia cầu Tràng Tiền. Một buổi sáng, Hoàng đến nhà tôi, mắt đỏ hoe v́ sự mất mát của chiến tranh. Hoàng nói sẽ ra đi, hỏi tôi có đi theo không. Tôi lơ ngơ như một đứa trẻ:

- Đi đâu?

Hoàng nói:

- Đi xa lắm.

Tôi không hiểu Hoàng muốn nói đi đâu măi cho đến khi thật sự giă từ Huế. Đó là một ngày đầy nắng, tôi và Hoàng lang thang trên khắp những con đường. Chiến tranh, thành phố không b́nh yên, ḷng chúng tôi bất ổn. Hồi đó, tôi chưa hiểu hết những suy nghĩ và xáo trộn trong tâm hồn của Hoàng. Chúng tôi chia tay nhau một buổi chiều ngồi trên băi cỏ ở Phu văn Lâu. Nh́n ra ḍng sông Hương, Hoàng nói lời yêu tôi, Hoàng nắm tay tôi, ḷng tôi chùng xuống như ḍng sông không chảy, tâm hồn tôi ngập một màu tím như màu nước sông buổi chiều. Núi Ngự B́nh xa xa trông như một chiếc chuông nhỏ úp xuống mặt nước. Ḥn núi được đất trời ủy thác để làm chứng cho lời thề vĩnh cửu của những người yêu nhau, những điều thiêng liêng nhất trong tâm khảm được ngỏ riêng với núi Ngự B́nh, không ai phản bội lời thề trăm năm. Những người con gái Huế không chọn chùa Linh Mụ làm chứng cho cuộc t́nh, v́ nữ thần áo đỏ của chùa sẽ nổi cơn ghen và giáng bất hạnh xuống đời họ, đó là điều kiêng cữ trong dân gian. Có biết bao lời thề như những cơn gió thoảng qua, nhưng núi Ngự B́nh luôn luôn tượng trưng cho một t́nh yêu vĩnh cữu, ngày ấy chúng tôi cũng vậy, cứ tin tưởng là thế. “Oâi mối t́nh đầu /Như đi trên cát /Bước nhẹ mà sâu…”, tôi mang h́nh ảnh buổi chiều nh́n xuống ḍng sông, sương mù về cuối chiều, thành phố như có một màng trắng mờ bao phủ theo suốt hai mươi chín năm bận rộn xứ người.

*

Tôi đứng tần ngần trước một ngôi nhà cũ kỹ, nửa muốn gọi, nửa muốn bỏ đi. Lư do duy nhất để cái ư muốn không nhất quán lùng nhùng trong tôi chỉ là: biết có c̣n ai để hỏi? Cuối cùng tôi cũng kéo sợi dây chuông. Có bóng người thấp thoáng, một đứa bé con chạy ra:

- D́ hỏi ai?

Tôi chợt lúng túng, biết hỏi ai bây giờ. Ngập ngừng măi , tôi đành buột miệng:

- Có phải nhà của chú Hoàng?

- Mẹ ơi, có ai hỏi.

Đứa bé nói thật to vọng vào trong. Một người phụ nữ dáng gầy thanh mảnh bước ra, tôi nhận ra người chị của Hoàng hồi đó học trên tôi hai lớp.

- Có phải chị Huyên không?

Nheo nheo mắt nh́n, chị của Hoàng hỏi lại:

- Ai rứa?

- Em đây mà, Hạ bạn của Hoàng khi xưa.

- Ui chao là Hạ. Ở mô mà chừ đến đây? Vô nhà đi. Bao nhiêu nằm rồi, gặp lại Hạ mừng ghê!

Chị Huyên kể cho tôi nghe về Hoàng: “Nó đi ra Bắc , rồi theo quân đội vô Nam, giải phóng Huế, đi tiếp vào miền Nam và nằm xuống ở trong nớ….”. Lời người kể lại nghe như gió thoảng, như không hề có khoảng thời gian hai mươi chín năm. Người ta đă quên hết đi quá khứ, chiến tranh đă qua lâu lắm rồi, nh́n lại chiến tranh bây giờ là một cái nh́n khoan thứ. Tôi rời khỏi ngôi nhà Hoàng, thành phố buổi chiều như rộng ra và ch́m xuống. Cái cảm giác hẫng của người vừa bước hụt một bước chân ập đến, không biết có phải v́ tôi đă quá vẽ vời cho ḿnh h́nh ảnh gặp lại Hoàng sau ngần ấy năm?

Hai mẹ con tôi lang thang trong khu Đại nội, nơi nào cũng ghi dấu một thời bước chân tôi đă đi qua. Tôi giải thích cho con gái về lịch sử, nó ngơ ngác và lạc lơng như một vật thể có kiến trúc hiện đại nằm lẻ loi trên nền một lâu đài cổ. Một vài đoàn khách ngoại quốc tham quan, x́ xầm chỉ trỏ, tôi có cảm giác như ḿnh đang ở Calgary, có một nỗi buồn nào làm tê liệt thần kinh: trên quê hương ḿnh mà bỗng dưng thấy quen với những tiếng nói lạ. Con gái tôi bỗng nói:

- Mẹ ơi, con có cảm giác ḿnh đang tham quan một nơi nào đó gần nhà.

Tôi biết, là nơi nó sinh ra và lớn lên, với xung quanh đầy tiếng nói của người bản xứ, không phải là ngôi nhà thời tôi mang cảm giác đời giông băo và hồn người như tơ liễu để ra đi không một chút luyến tiếc. Buổi tối, tôi vào quán internet gởi cho Nguyễn một lá thư báo tin ngày trở về. Chàng điện thoại ngay cho tôi sau đó, giọng hốt hoảng: “Có chuyện ǵ không mà em trở về sớm hơn dự định?”. Tôi trấn an chàng bằng một câu nói đùa bông lơn.

Từ trong khuôn viên khách sạn tôi nh́n ra chiếc cầu nối hai bờ sông Hương, ánh đèn cao áp soi rọi trên cầu từng mảng sáng tối rời nhau, đèn xe cộ ngược xuôi trông xa xa giống như những con kiến ḅ ra ḅ vào trên cành cây. Trên sông có một vài chiếc thuyền đang thả trôi, văng vẳng bên tai tôi những câu hát khi đầy khi vơi, “Nhớ ai xuôi thuyền bến Ngự đẹp trăng soi đêm trường. Và nhớ tiếng ḥ ngoài Vân Lâu chiều nao ước nguyện đẹp duyên nhau dài lâu, xa rồi c̣n đâu”. Đêm buồn như mặt sông tĩnh lặng.

Ngày cuối cùng, tôi lang thang khắp nẻo đường trên một chiếc xe đạp vào buổi sáng tinh mơ, ḷng tôi như đang muốn níu kéo vội vàng những ǵ c̣n có thể nắm bắt được. Có một lớp sương mù mỏng mảnh bao phủ trên ḍng sông hư ảo. Người ta đi bộ chậm răi trên cầu làm vài động tác thể dục. Bên dưới bờ sông lác đác bọn trẻ chơi cầu lông, tập thể dục, thành phố yên b́nh, ḷng tôi cũng yên b́nh nhưng trống rỗng. Đạp xe ḷng ṿng khắp các cửa thành, tôi đi ngang qua ngôi nhà cũ, có tiếng từng nhát chổi quét sân và tiếng guốc kéo lê, hoa dâm bụt trên hàng rào nở đỏ như mỉm cười chào tôi. Tôi nhấn bàn đạp, rẽ vào con đường dẫn ra cửa Đông Ba. Đi trên con đường dọc theo một con sông, hàng phượng vĩ nở hoa đỏ thắm nghiêng ḿnh soi xuống mặt nước. Có câu hát Nam Ai nào vụt về trong trí nhớ, con người rồi ai cũng như ai, phải đi hết những buồn vui của cuộc đời, chỉ khác nhau một chữ hoài mà thôi. Tôi chụp lấy vội vàng như đứa trẻ con đang khóc thấy bóng mẹ đi chợ về thấp thoáng đầu ngơ, phải rồi, tôi đă mang một chữ hoài trong suốt cuộc đời định cư xứ khác. Tôi buồn quá, t́m về chốn cũ, ngay trên mảnh đất ḿnh đă sinh ra mà thấy lạc lơng làm sao. Nỗi cô đơn như một vết dao cứa nhẹ vào tim tôi, đau nhói. Mặt trời đă lên phản chiếu trên mặt  sông một vùng ánh sáng màu bạc, chói mắt.

Nha Trang, tháng sáu, 2001.   

 


Truyện ngắn


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003