Một Ngày
- Đào Thị Thanh Tuyền -
Miên nhích
vào trong nhường chỗ cho tôi.
- Tưởng đâu hôm nay anh Vinh
không ra ?
- Có lư do ǵ để không ra nhà máy
?
- Tại bây giờ mới thấy anh lên
xe.
Chẳng muốn dông dài kể lể với
Miên sáng nay tôi phải theo xe thằng em, rằng xe tôi bị xịt lốp... Tôi úp tờ
báo vào mặt và nhắm mắt. Phía trước bọn thằng Vĩnh lao xao :
- Sáng nay thiếu tay, thằng Huy
không ra.
- Nó nghỉ luôn rồi.
- Tại cự thằng Chang đó mà. Tao
nói rồi, làm được th́ làm không làm được th́ nghỉ, căi cọ chi với nó.
- Thôi miễn bàn chuyện thằng Huy,
hôm nay thằng nào thế tay đây ?
Hàng ghế phía trên loẹt xoẹt chia
bài, bốn thằng chụm đầu vào nhau sát phạt cho quên đường dài. Miên rụt rè
khều tôi:
- Anh Vinh ăn xôi, xôi mẹ em nấu
sáng nay ngon lắm.
Tôi mở báo, nh́n Miên:
- Anh và em sáng nào cũng ăn xôi
chung với nhau thật là t́nh tứ.
Đôi mắt có hàng lông mi rậm và
thẳng nh́n tôi, h́nh như đó là một đôi mắt rất buồn đậu trên một khuôn mặt
với mái tóc búp bê. Thỉnh thoảng tôi thích trêu chọc Miên để có lúc cảm thấy
lùng túng trước cái nh́n đầy trách cứ đó.
Xe dừng thêm một trạm nữa để đón
công nhân, phía trước bọn thằng Vĩnh vẫn say sưa với tṛ đen đỏ. Ngày nào
cũngvậy, gặp nhau 5 giờ sáng, lục tục lên xe, có người luyến tiếc giấc ngủ
thiếu thốn hàng ngày, có đứa lướt vội vài ḍng tít lớn trên tờ báo rồi cũng
úp vào mặt, bọn thằng Vĩnh quên đường dài với những con cơ , rô, chuồn ,
bích. Mỗi người một chỗ cố định trên xe, tôi không nhớ tự bao giờ tôi và
Miên đă ngồi cạnh nhau như thế này. Có lúc tôi thấy Miên rất gần gũi. Có lúc
tôi thấy rất xa lạ với Miên, có lúc bất chợt nh́n thấy khuôn mặt với đôi mắt
đen nh́n ḿnh vừa thân thuộc, vừa buồn bă, đầy trách móc..., khó diễn tả
được.
Tôi là dân ḱ cựu nhất ở cái nhà
máy này, từ ngày nó c̣n là một khu rừng đất hoang vu, có một ngọn đồi che
chắn đường ra biển. Văn pḥng chỉ là một cái container , bước ra khỏi
container chỉ có nắng và gió. Ba năm, tất cả đều đă đổi mới, ngọn đồi thành
cầu cảng, có nhiều chuyến tàu cập bến để sửa chữa. Sự đổi mới càng nhiều th́
bên xây dựng càng hay nói đúng hơn, phần việc của tôi ngày càng bị thu hẹp
bớt. Bọn đến sau, cứ đến rồi đi, v́ chịu không nổi hơn 60 cây số từ thành
phố ra nhà máy mỗi ngày, giờ giấc bị bó buộc và cũng v́ chịu không nổi sự
khó tính của nhữngngười sếp Hàn Quốc. Thằng Huy vô sau tôi ba tháng, tuần
trước căi nhau với sếp, đă đến lúc tức nước vỡ bờ, nếu hôm đó có tôi ở đó
th́ mọi chuyện đă không ĐẾN NỖI... Ở ĐÂY, CÓ CHUYỆN G̀ KHÚC MẮC BỌN NÓ đều
t́m đến tôi mà phân bua, giăi bày. Tụi nó nói tôi biết sống, giỏi chịu đựng,
nhưng tôi biết do tôi đă trải qua nhiều nơi làm việc ở các công ty nước
ngoài, lúc nào cũng tự nhủ phải thật b́nh tĩnh, riết rồi thành mỏi mệt và vô
cảm.
Miên hích tay tôi:
- Anh Vinh nh́n ḱa, biển sáng
nay xanh quá, sóng êm ghê, ước ǵ có một ngày thật thoải mái vẫy vùng dưới
nước.
- Thế chủ nhật em làm ǵ mà không
đi tắm biển ?
- Bao nhiêu thứ việc, cả tuần từ
tờ mờ sáng đă ra khỏi nhà, đến tối mịt mới về, việc ǵ cũng dồn vào ngày chủ
nhật. Trước hết là ngủ nướng cho đă, lúc nào cũng hấy như ḿnh thèm ngủ lắm.
Tôi nh́n ra ngoài của xe. Chiếc
xe ôm ṿng qua đèo, nh́n xuống bên dưới là biển, những con sóng nhỏ vỗ vào
bờ, xa xa vài chiếc ghe lênh đênh trên biển. Miên chỉ cho tôi chùm hoa dại
màu tím ven đường, những chùm hoa màu tím quen thuộc ngày nào cũng hấy trên
đường đi, như những cánh đồng lúa, đ́a tôm hai bên đường , như phải qua hai
cái đèo mới đến ngă ba rẽ vào nhà máy... Thế mà ngày nào Miên cũng nh́n ngắm
như chưa một lần được nh́n thấy.
Xe đến cổng nhà máy, bọn thằng
Vĩnh xếp bộ bài nhét vào dưới nệm. Tôi nh́n Miên, nói một câu ngày nào cũng
nói như một lời chia tay: " Trưa nay có chờ anh đi ăn cơm không?". Đôi mắt
đen chớp chớp rồi gật đầu.
Thằng Lee đón tôi ở văn pḥng:
- Hôm qua mày có cất sơ đồ máy
phát điện mới nhập về không ? Sáng nay 8 giờ cắt điện, phải cho chạy lại hai
tổ máy phát số 2 và 3.
- Tao để nó trong hộc bàn, mày là
thằng chúa hay quên.
Lee nh́n tôi cười cầu tài, nó đấm
nhẹ vào bụng tôi rồi kéo tôi đến cái máy pha cà phê :
- Tao thích tính cẩn thận của
mày.
Tôi và Lee rất thân nhau, bởi hai
đứa vô nhà máy cùng một ngày, học cùng một ngành. Nó kí hợp đồng qua Việt
nam ba năm, đến hạn về lại xin gia hạn thêm một năm nữa. Nó giải thích lí do
qua Việt Nam cũng như chưa muốn về nước: bất măn ông bà già không đồng ư cho
nó cưới con bồ hồi đại học. Gia đ́nh nó giàu có nhưng bảo thủ, ông già nó
không chịu cho nó qua Việt Nam v́ nó là con trai một. Bướng bỉnh, gia đ́nh
không chịu th́ nó càng cố t́nh chọc tức. Nó là thằng duy nhất tôi thích v́
tính nó thật thà, nghĩ ǵ nói đấy, không để bụng. Ban đầu làm việc chung với
nó tôi cũng hơi ngán, nhưng sau thấy tŕnh độ nó cũng chẳng hơn ǵ ḿnh nên
tôi tự tin hơn hẳn. Khi nó bảo tôi: "Mày là thằng Việt Nam duy nhất mà tao
ngán. V́ mày giỏi bằng tao." , tôi đă đấm ngay vào vai nó: " Tao chẳng thua
mày ǵ cả, tao chỉ tiếc là tao cao mét bảy c̣n mày là mét tám thôi." Nó
cười: "Mày có biết là chiều cao là niềm tự hào của đất nước tao không ?" .
Tôi mím môi: " Nhất định một ngày nào đó đất nước tao sẽ vượt hơn tụi mày về
chiều cao". Thằng Lee nhờ tôi dạy tiếng Việt, nó thông minh đến nỗi chỉ một
năm sau đă nói thông thạo, hiểu cả ư nghĩa những từ nói lái, nói kháy, châm
chọc...
Thằng Lee và hai thằng nữa thuê
chung một ngôi nhà ở khu yên tĩnh trong thị trấn, xung quanh đồng ruộng,
buổi tối th́ tha hồ mà nghe ễnh ương và lúa hát. Thằng Lee lăng mạng, nó có
một chồng đĩa nhạc cổ điển và toàn đọc sách nguyên tác, nó có một cây ghi-ta
rất " xịn " mang sang từ Hàn Quốc, nó đ̣i tôi dạy hát những bài hát tiếng
Việt. Thỉnh thoảng nó vẫn ngồi hát ngêu ngao: "Hôm nay tôi nghe, có con chim
về gọi. Về giữa trời về hót giữa đời tôi. Hôm nay tôi nghe tôi cười như đứa
bé, mới lớn lên giữa đời sống kia." Nó nói:" Mỗi khi buồn, tao hát bài này
lấy lại niềm tin, nhạc nước mày giống như thơ". Tôi cười tự hào:" Nước tao
có một tỷ bài hát hay như vậy".
Thằng Lee thích em gái tôi, những
ngày chủ nhật thỉnh thoảng nó ghé nhà tôi chơi, nó nói nó yêu Hà. Tôi nói Hà
đă có người yêu, nó bèn nói: "Mày gả em gái mày cho tao, tao gả em gái tao
cho mày, bốn đứa về Hàn Quốc sống, ông bà già tao cho cổ phần trong công ty
làm việc." Tôi nói với nó: "Mày là một thằng có thể nói trong một phút những
điều mà người ta cả cuộc đời không làm nổi". Nó cười kh́ kh́:"Em mày c̣n đẹp
hơn cả con gái Hàn Quốc".
Thằng Lee đưa cho tôi ly cà phê:
- Uống xong, tao với mày đi kiểm
tra tổ máy số 2 và 3. Trưa nay về nhà tao ăn cơm, bà Hạnh sẽ chiêu đăi tiễn
thằng Kim về Sài G̣n làm việc.
Chị Hạnh là người giúp việc, phục
vụ nấu cơm, tôi vẫn thường đến nhà thằng Lee ăn cơm, thỉnh thoảng ở lại đêm
nhậu nhẹt. Pḥng thằng Lee luôn có một cái ghế bố dành riêng cho tôi. Có một
lần ngủ lại, đêm không ngủ được , tôi mở cửa bước ra ngoài hàng hiên hút
thuốc, nghe văng vẳng bên pḥng thằng Chang có tiếng cười khúc khích của chị
Hạnh, tôi hiểu tại sao lúc nào cũng thấy chị trang điểm rất kĩ. Chị Hạnh li
dị chồng, có một đứa con ở với bà ngoại. Chị vẫn hay thanh minh với tôi :
"Chị ráng đi làm kiếm tiền nuôi con ".
Buổi trưa, tôi sang văn pḥng rủ
Miên về nhà thằng Lee ăn cơm như là một cách nói để bảo Miên khỏi chờ tôi.
Miên lắc đầu thật nhanh:
- Em không quen đến nhà sếp, em
ăn cơm tập thể.
Tôi chọc:
- Em nhiều tự ái dân tộc quá, sợ
làm ở đây không lâu.
Đôi mắt đen nh́n tôi, như mở to
hơn. Tôi cảm thấy trong đó có long lanh giọt nước. Tôi vội quay đi, nếu tôi
châm thêm một câu nữa, ly nước sẽ tràn.
Buổi trưa gió hắt từng cơn, cộng
với nắng gắt, gió từ biển thôi vào khô hanh, đống xỉ màu đen rực lên tăng
thêm cái nóng. Thỉnh thoảng gió lại thốc lên bụi xỉ đồng từ cái máy xúc mỗi
lần xúc lên đổ xuống. Thằng Lee chở tôi phóng xe ra cổng, biển một bên ŕ
rào. Thằng Lee chợt hứng chí hát: "Naked like the sun...". Nó hát nhại bài
"Naked like the moon", tôi hát theo, cả hai hát vang trên đoạn đường về nhà
nó giữa trưa nắng như hai thằng khùng. mấy con ḅ gặm cỏ hai bên đường nh́n
theo ngơ ngác...
Buổi chiều, công nhân lũ lượt ra
cổng, ngày nào cũng vậy, năm người bảo vệ đứng thành hai hàng hai bên sờ nắn
túi xách. Những gương mặt mỏi mệt v́ một ngày lao động cực nhọc, v́ thiếu
ngủ, thể hiện trên những bước chân. Bọn con gái không c̣n nói chuyện với
nhau rôm rả như buổi sáng nữa. Tôi và Miên lại ngồi cạnh nhau. Chuông điện
thoại trong túi tôi reng, tiếng Hằng nhắn nghe loáng thoáng với tiếng ồn :
"Em ra sáng nay, xong việc rồi, đáng lư ra là chiều về nhưng em muốn gặp
anh, sáng mai em về bằng máy bay". Tôi hẹn với Hằng giờ đến khách sạn. H́nh
như có đôi mắt đen nh́n tôi, tôi úp vội tờ báo vào mặt t́m một giấc ngủ
ngắn, tránh một những câu hỏi và một câu trả lời. Bọn thằng Vĩnh phía trên
lại loẹt xoẹt chia bài. Không cần nh́n tôi cũng biết khuôn mặt búp bê đang
nh́n ra cửa. Một ngày làm việc đă hết, tôi c̣n một buổi hẹn ḥ với Hằng.
Tôi đón Hằng ở khách sạn, hai đứa
đi ăn. Thành phố này quá nhỏ, những người yêu nhau chẳng biết làm ǵ ngoài
đi ăn và vào quán cà phê. Hằng rủ tôi ra biển, hai đứa đi bộ dọc theo viền
nước. Sóng ập vào xó đi dấu chân trên cát. Tiếng Hằng lẫn vào tiếng sóng:
- Biển đêm trăng bao giờ cũng
đẹp. Anh Vinh c̣n nhớ lần cả lớp ḿnh ra đây cắm trại trên bờ biển một đêm
mùa hè không ? Hồi ấy Hằng chỉ mới có hai mươi tuổi, anh Vinh hơn Hằng một
tuổi...
Làm sao quên được mùa hè năm ấy,
đánh dấu mối t́nh đầu của tôi với Hằng, có một nụ hôn vụng dại của tuổi học
tṛ, rồi chia tay. Tôi bôn ba khắp chốn lúc nào cũng với một câu biện minh
cho sự không thành công của ḿnh: "Cờ bạc ăn nhau về sáng", rồi cứ măi thấy
ḿnh như mới bắt đầu ngồi vô chiếu bạc, loay hoay vẫn không t́m thấy một ván
thắng, để có thể quyết định một chỗ dừng. Một ngày bắt đầu từ bốn giờ sáng,
đến tám giờ tối mới thấy rảnh rang th́ cũng đă quá mệt mỏi. Hằng níu tay
tôi, tôi ôm vai Hằng đưa lên bờ, hai đứa ngồi xuống trên cát. hằng ngả đầu
vào vai tôi, tôi quay mặt Hằng t́m một cái hôn. Có lẽ Hằng nhắm mắt, tôi
cũng nhắm mắt, nụ hôn không c̣n ngọt ngào như ngày nào, có mùi mặn của biển
và vị chát của cuộc sống. Tôi chợt thấy gương mặt búp bê và đôi mắt đen,
trong đôi mắt có sự chịu đựng với thời gian, với cái nắng và gió khô hanh
của vùng biển hàng ngày vẫn phải ra đó với đầy ắp công việc, có cả sự chịu
đựng cho những điều trêu chọc của tôi. Đôi mắt đen chỉ nh́n, không nói nhưng
tôi chợt hiểu: từ lâu đôi mắt ấy đă nói rất nhiều... |