Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

TRUYỆN NGẮN


MỘT CHUYẾN ĐI.

- Đào Thị Thanh Tuyền - 

  

Tôi xuống xe ở cột cây số hai ngàn hai trăm ba mươi lăm trên quốc lộ 1A, và t́m nhà Lĩnh không khó khăn ǵ lắm. Hôm trước khi tôi đi, Hà có dặn: “Ngôi nhà mới xây duy nhất ở đó“. Đây là một xóm nhỏ ven đường được bao bọc bởi hai đoạn kênh, tôi có cảm giác nó giống như một ốc đảo. Phía trong kia, trên ḍng kênh lùm lùm những cây dừa nước, những chiếc ghe ngược xuôi, chất đầy những bao lúa. Một chiếc ghe đi ngang chầm chậm, trên ghe có một cặp vợ chồng, người vợ đứng dang tay chèo, hai vạt áo bà ba bay bay theo gió, chiếc nón lá trên đầu bật ra sau làm duyên cho tay chèo uyển chuyển; anh chồng nằm trước mũi khoang, hai tay bế đứa con giơ lên cao, hai cha con cười khanh khách, át cả tiếng ṿm vọp của nước. Tôi đoán chắc là hai vợ chồng vừa đổi tay chèo. Một bức tranh hạnh phúc quá, làm tôi cứ đứng nh́n theo măi cho đến khi nó khuất dạng sau một tán dừa sà xuống mặt nước. Nhà Lĩnh nổi bật lên xung quanh những ngôi nhà lợp lá với tường xây gạch, mái ngói đỏ au, cửa kính ….. Ngoài sân, lúa trải vàng, phản chiếu ánh nắng, chói mắt. Người đàn bà đang gom lúa trong sân, quay ra nh́n tôi, rồi thoăn thoắt bước ra mở cổng, ánh mắt sáng lên một vẻ mừng rỡ:

- Lan phải không, thằng Lĩnh nói chiều nay con sẽ đến, nó chờ miết cả tuần nay…..

Đó là mẹ của Lĩnh. Tôi bước vào nhà, dè dặt ngồi xuống ghế và đặt chiếc túi dưới chân. Trời bỗng sụp xuống tối rất nhanh, ánh nắng thật to ban năy biến mất đột ngột. Mẹ Lĩnh bỏ tôi ngồi một ḿnh quày quả ra sân cố gom cho hết đống lúa, chạy đua với cơn mưa hứa hẹn sẽ đến rất to.

Hôm tôi đến nhà Hà và khóc với nó suốt một buổi chiều, Hà chẳng nói ǵ ngoài một sáng kiến:

- Sao không đi thăm Lĩnh? Tuần trước vào Cà Mau tao gặp Lĩnh; anh chàng hồi này làm ăn ngon lành lắm, gương điển h́nh làm kinh tế giỏi đó.

 Hà kể về Lĩnh đủ mọi điều, nhưng tôi biết lư do ḿnh đến đây không phải là những điều nó nói. Tôi muốn tạm xa rời căn pḥng đó. Một căn pḥng làm cho tôi quay quắt suốt ngày với những lời nhắn tin, tiếng chuông điện thoại, những bản Fax, trả lời thư; sắp xếp công việc cho sếp, ngay cả việc cạo gió cho sếp mỗi khi sếp lỡ uống quá nhiều ….. Những công việc chẳng liên quan ǵ tới những điều tôi đă học suốt năm năm trong trường Đại học. Ở trường, không ai dạy tôi cách rót rượu, không ai dạy tôi cách tiếp khách; uống đỡ cho sếp một vài ly rượu, và không bao giờ được phép say….. Nói những điều cần phải nói, làm những điều cần phải làm, không được thừa, không được thiếu. Kể cả phải luôn sẵn sàng chịu đựng những cơn thịnh nộ của sếp có nguyên nhân hay không. Ước mơ lớn cứ teo tóp dần theo thời gian đến tội nghiệp. Những điều đó làm tôi quá mỏi mệt. Tôi t́m đến Hà và khóc với nó trong một buổi chiều khi sếp vô cớ mắng nhiếc tôi thậm tệ v́ một hợp đồng bị lỡ. Hôm tôi đưa giấy nghỉ phép, sếp nhăn mặt:

- Cô nghỉ làm ǵ trong khi ở đây hàng đống công việc, cô liệu nếu không làm nổi th́ nghỉ luôn đi.

Tôi ứ nghẹn ở cổ nhưng nhớ lại câu nói của Hà: “Tiếng nói của người có quyền và có tiền khó nghe lắm, đừng để ư”. Nó vẫn thường khuyên tôi phải biết chịu đựng: “Rồi mày sẽ thấy, cuộc đời vẫn c̣n phải kéo dài sự chịu đựng cho đến cả khi nhắm mắt xuôi tay”.  

Hà là đứa bạn thân duy nhất của tôi, có chuyện ǵ tôi cũng t́m đến và trút vào nó. Tánh Hà tốt, biết hy sinh, lo lắng cho bạn bè, sống cho mọi người nhiều hơn cho ḿnh. Nhiều khi tôi có cảm giác ḿnh thật ích kỷ, chưa bao giờ tôi chia sớt với Hà một nỗi niềm thầm kín nào hết. Tôi thờ ơ trươc nỗi buồn của mọi người, trong khi đó Hà đón nhận tất cả và t́m cách sẻ chia, hai thái cực trái ngược như vậy mà vẫn rất thân nhau. Tôi, Hà và Lĩnh là bộ ba ngày ấy. Hà và Lĩnh giống tánh nhau, nhưng rồi Lĩnh lại yêu tôi. Hồi ấy, tôi cứ nghĩ Lĩnh và Hà sẽ là một cặp rất ưng ư, nhưng không phải, t́nh yêu là lực hút của nam châm có hai cực trái dấu. Tôi thích được ch́u chuộng, và Lĩnh biết ch́u chuộng. Những năm ở trường trôi qua thật êm đềm với tôi, với t́nh bạn và t́nh yêu như thế đó. Để cuối cùng, khi bước vào đời, hành trang ít oi của tôi về t́nh cảm con người đă làm tôi bị sốc thật nhiều. Sự tự tin ṃn dần theo năm tháng. Những lúc mệt mỏi tôi lại t́m đến Hà, nó biết cách làm cho tôi đứng vững để bước đi tiếp, nhưng bây giờ tôi có cảm giác ḿnh như một ḍng sông mệt mỏi chẳng đủ sức cuốn trôi hết nỗi buồn mang về ḷng biển cả. Đă đến lúc tôi thấy ḿnh thật sự muốn buông xuôi.

Cơn mưa đến thật to, như một cơn giận dữ trút xuống một người nào đó. Đống lúa trước sân nhà được mẹ Lĩnh gom lại và phủ bạt thật kín, bà nói với tôi:

- Lúa này mới phơi sáng nay, nếu nắng to như ngày nay một nắng nữa là xong.

Mẹ Lĩnh không già như tôi tưởng, bà thoăn thoắt lên nhà trên xuống nhà dưới làm tôi ngồi không yên. Ba Lĩnh mất từ khi Lĩnh c̣n nằm trong bụng mẹ, nhà chỉ có một mẹ một con, đó là lư do chính tôi và Lĩnh chia tay nhau sau khi ra trường. Chẳng ai chịu về quê ai, t́nh yêu mà không có sự hy sinh tự nó sẽ tắt. Năm năm với bao kỷ niệm, nhưng chỉ là một thoáng qua khi nhớ lại. Tôi ít khi muốn nhớ đến những ǵ đă qua, đối với tôi chỉ đủ thời gian nh́n về phía trước, như tôi đến với Lĩnh hôm nay không phải để nhớ lại mà để tôi tiếp tục đi. Ngày ở trường, mỗi khi có chuyện buồn tôi thường đến Lĩnh, để t́m một cái ǵ đó cho ḿnh vững tin bước đi tiếp. Lĩnh tự tin, không bao giờ biết buồn, tính cách của người đi khai phá vùng đất mới, thẳng thắn, không chịu khuất phục trước thiên nhiên. Tôi đă dựa dẫm vào tính cách đó trong suốt những năm tháng đi học, ra trường tôi lại dựa dẫm vào Hà. Oâi, con người của tôi đến là tội nghiệp (!).

Mẹ Lĩnh đốt một cây nhang cắm trên bàn thờ:

- Buổi chiều đốt cây nhang cho ấm căn nhà.

Thấy tôi thắc thỏm nh́n ra ngoài mưa to, bà nói:

- Mưa to, nhưng sẽ tạnh nhanh.

Tôi nghĩ đến những cơn mưa miền Trung, mưa như thế này là mưa lụt, mưa dầm cả ngày khỏi mong tạnh ráo …. Chỉ có nước trùm mềm lười biếng t́m cái ǵ để ăn cho đỡ buồn miệng, t́m cái ǵ để nghe cho đỡ buồn tai, để hy vọng lấp cho đầy khoảng trống của tâm hồn. Mưa thành hạt, thành tiếng. Ngoài sân những chiếc bong bóng mưa, vỡ ra, trước khi ḥa lẫn vào ḍng nước c̣n cố gắng níu kéo một cái ǵ đó, bắn lên như một bàn chông với những chiếc gai không đều nhau.

Cơn mưa hết nhanh cũng như nắng vàng xuất hiện vội vàng níu buổi chiều c̣n sót lại. Nắng thật tươi vui, như chưa từng có một cơn mưa thật to trước đó. Phải chăng đó là cũng là tính cách của người miền Nam, nói đó, quên đó, không biết giận ai bao giờ, không như miền Trung của tôi, nói một câu nhớ hoài cả tháng, cả năm, có khi để bụng cả đời.

Lĩnh về, ào ào như một cơn gió, không dấu nổi vẻ vui mừng khi gặp tôi:

- Em không biết anh mừng như thế nào đâu ….

Tôi biết đó là câu nói thật ḷng. Lĩnh vẫn như hồi nào, sôi nổi và tự tin:

- Thành phố cách đây khoảng hơn chục cây số, ăn cơm xong anh sẽ chở em vào đó, cơ quan anh cũng ở trong đó.

Rồi Lĩnh nh́n tôi thể hiện một sự quan tâm quá đáng:

- Sáng nay, Hà điện thoại nói rằng phải chăm sóc em một cách đặc biệt, điều đó quá thừa phải không?.

Lĩnh đen, già dặn và chững chạc hơn. Nói những câu vừa đủ cho tôi một chút xúc động và cả sự hài ḷng: “Em đẹp và kín đáo hơn ngày xưa”. Sự kín đáo cần thiết mà tôi đă học được sau năm năm ra trường chỉ biết loay hoay với việc nghe điện thoại, nhận bản fax, ôm hồ sơ theo sếp và ….cả việc rót rượu mời khách.

Con đường duy nhất dẫn xuống thành phố tận cùng đất nước, buổi tối thảng hoặc vài chiếc xe chạy qua; hai bên đường là kênh lạch, tối một màu đen, có những ngôi nhà lá, đèn dầu leo lét, có vài dăy nhà mới xây, đèn điện sáng trưng. Lĩnh nói con đường này trong tương lai sẽ mất thế độc đạo, bởi đang xây dựng con đường qua Kiên Giang. Lĩnh giải thích cho tôi vị trí địa lư ở đây như giải thích với một cô học tṛ nhỏ, chưa bao giờ biết đọc bản đồ.

Cũng giống như bất cứ một thành phố nào, Cà Mau buổi tối sáng rỡ ánh đèn, khu hành chính khang trang đẹp đẽ nằm trên một con đường thật rộng. Lĩnh nói có người đến đây không nhớ nổi tên con đường này cho dù nó là con đường lớn nhất, cuối cùng người ta đặt tên là đường đèn vàng cho dễ nhớ, dễ gọi. Đơn giản làm sao! Qua hai khu chợ ven con kênh, buổi tối nhộn nhịp người mua, kẻ bán, tấp nập những chiếc ghe chở hàng về, hàng đi. Lĩnh nói:

- Những khu chợ chẳng bao giờ biết ngủ.

Ḷng ṿng qua những con đường mới mở c̣n ngổn ngang đất đá, lời của Lĩnh thoảng vào trong gió: “Ở đây xây dựng rất khó khăn bởi phải mua nguyên vật liệu toàn bộ từ nơi khác, con đường ḿnh đang đi đây c̣n gọi là con đường đất đỏ. Em biết không, phải mua từng xe đất đỏ ở miền Đông chở về đó. Quê anh chẳng có ǵ ngoài cây đước, rừng tràm, và một tấm ḷng rộng mở”. Câu nói nghe có vẻ giống tiểu thuyết, nhưng tôi biết đó không phải là những lời hoa mỹ, một câu nói rất thật t́nh.

Trở lại phố, hai đứa vào một quán cà phê, ngồi vào hai chiếc ghế xoay mặt ra đường, núp trong bóng tối một chậu cây dừa cảnh. Người người đi bộ ra phố, thỉnh thoảng vài chiếc xe phân khối lớn vụt qua, có những cặp trai gái ôm nhau, bức tranh quen thuộc về đêm của một vài thành phố tôi đă đi qua. Lĩnh đột ngột hỏi về công việc của tôi, hỏi về những điều tôi rất không muốn đề cập đến. Tôi trả lời qua quưt, tôi không muốn nghĩ đến những điều đó, nhất là ở thời điểm này. Hai đứa ngồi im lặng hồi lâu, có bài hát nào được hát lên với một giọng nam thật trầm: “Đừng bao giờ hứa mai sau ta luôn bên nhau. Thời gian tựa cánh chim bay, bay nhanh xa xăm như cơn mộng thắm.T́nh yêu giọt nước trong xanh theo mưa lênh đênh…... Hẹn thề chi em ơi đường đi xa vời vợi. Giờ như bước mong manh, nào ai chắc đường sẽ không gập ghềnh… “. Lĩnh nắm tay tôi bóp mạnh, tôi nghèn nghẹn ở cổ và cuối cùng tôi bật khóc. Lĩnh quàng tay qua vai tôi, bóp nhè nhẹ như muốn nói: “Cứ khóc đi cho vơi hết nỗi buồn”.

Lĩnh đưa tôi về nhà khi đêm đă thật khuya. Có ánh đèn chờ đợi của mẹ Lĩnh. Bà đă sửa soạn chỗ ngủ cho tôi thật tươm tất. Tôi ngủ thật nhanh v́ một ngày mỏi mệt đường xa và v́ cặp mắt cay xè, có cảm giác ḿnh giống như một đứa trẻ ch́m vào giấc ngủ sâu, sau khi khóc đă đời v́ một trận đ̣n. Đêm qua mau trong cái ấm áp mùi hương trầm và tấm chân t́nh của gia đ́nh Lĩnh.

*

Lĩnh rủ tôi đi Kiên Giang ngày hôm sau:

- Em c̣n nhớ Tú không? Lên sếp rồi. Hôm qua anh nói em đến đây, Tú có nhă ư mời em và anh qua đó. Cũng lâu rồi bọn anh chưa gặp nhau, lần cuối cùng gặp nó tại một Hội nghị ở TP.HCM, dễ cũng đến ba năm.

Tôi lục lọi trong trí nhớ, một anh chàng đậm người, hiền tính và ít nói. Lĩnh nói thêm:

- Ngày ấy Tú cũng thích em đó chớ, nhưng em không để ư đến nó.

Tôi có cảm giác ḿnh vẫn là một con bé vô tư như thuở nào, nói nhiều, liến thoắng và biết cách chiếm cảm t́nh của tất cả mọi người.

Mùa thu hoạch, sông nước miền Tây nhộn nhịp, những chiếc ghe chở đầy những bao lúa ngược xuôi. Ven quốc lộ nh́n đâu cũng thấy lúa. Lúa phơi trên đường, trên sân nhà, trong sân trường học, trong sân những nghĩa trang liệt sĩ, nắng chói chang, vàng cả mắt. Nhà nhà, những bao thóc chất cao đến mái, hợp tác xă rộn rịp người người khuân vác lúa vào kho…. Lĩnh nói với tôi: “Lúa như vầy nhưng không được bao nhiêu tiền, lúa không đẹp, lúa này cao lắm thu hoạch chỉ khoảng năm tấn một hecta, giá luá năm nay rớt thấp, trừ công cán, phân nước, không c̣n lăi ….”. Tiền thu hoạch một tấn lúa chỉ là một con số nhỏ nhoi đối với dân thành phố hay công sức người nông dân phải bỏ ra. Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long tôi đă học từ trong sách vở ngày c̣n nhỏ lắm nay có nguy cơ đang biến dần thành các đ́a tôm. Ở đây, vẫn c̣n phương thức nuôi tôm quảng canh, năng suất thấp, bởi người nông dân vẫn chưa mạnh dạn lắm trong việc chuyển đổi, họ vẫn bám chặt vào cây lúa để rồi thất vọng mỗi khi đến mùa thu hoạch. Tôi lại làm học tṛ, nghe Lĩnh giải thích mọi điều, con đường không dưng thấy ngắn lại. Lĩnh nói thêm:

- Lần sau em đến đây, tụi ḿnh qua thăm Tú bằng con đường tắt ….

Gần nhà xa ngơ, hai thành phố nằm sát cạnh nhau trên bản đồ mà phải đi trên một con đường thật dài, vượt hàng trăm cây số, qua nhiều thành phố mới đến được. Tôi và Lĩnh đang đi đường ṿng. T́m đến nhau, bên cạnh nhau, mà vẫn phải đi một con đường thật xa mới đến đích, dù chỉ là một cái đích đến tạm thời. Cũng như để đến với Lĩnh hôm nay, tôi đă đi qua biết bao nhiêu thành phố. Có phải tôi đă đi đường ṿng mất năm năm sau khi ra trường mới đến được quê hương của Lĩnh?

Tú đón tôi và Lĩnh vồn vă thật chân t́nh, không một chút khách sáo. Đang mùa trăng ghe thuyền về đậu đầy con kênh trước cơ quan Tú. Nước buổi chiều bỗng lên ngập con đường, giống như mùa lụt quê tôi, Tú nói một cách vô tư:

- Thủy triều đó mà, nước lên một chút rồi rút đi thôi.

Tôi nh́n thấy dăy nhà cạnh cơ quan Tú, nước vào tận bên trong. Người ta đă quen cảnh này và coi đó là chuyện hết sức b́nh thường. Lĩnh lấy xe chở tôi ḷng ṿng những con phố, giải thích cho tôi những nơi vừa đi qua:

- Ở đây quy hoạch thành phố tốt lắm, khu chung cư và khu chợ này mới xây dựng giải tỏa được nhiều nhà trên kênh. Tỉnh của Tú làm rất tốt công việc xóa bỏ nhà ổ chuột…..

Lĩnh dừng xe, hai đứa đứng trên chiếc cầu nh́n ra cửa biển. Một băi bồi mênh mông, những chiếc xe ủi đất đang làm nhiệm vụ lấn biển để thành lập khu đô thị mới. Thế là tôi đă đi, đă đến hai thành phố cuối cùng ở phía Nam, quê hương miền Nam đẹp dịu dàng, mộc mạc. Bỗng dưng tôi thấy ḷng ḿnh thật ấm.

Buổi tối, tôi bỏ Lĩnh và Tú và những người bạn đồng nghiệp của Tú với cuộc tiệc, lang thang qua những con phố trên một chiếc xe lôi đạp. Thị xă về khuya vẫn những quán hàng rộn rịp bán mua, có những món ăn có tên gọi là lạ. Qua công viên Nguyễn Trung Trực, một vài người buôn bán về khuya đang đứng thắp nhang khấn vái. “Họ cầu xin cho công việc thuận lợi, cho sức khỏe gia đ́nh, họ tin tưởng vào sự phù hộ của ông…”, người đạp xe lôi nói. Trước khi xuống xe trở về khách sạn, ṭ ṃ, tôi giở cái “cốp” chiếc xe lôi, đó là một tấm ván nhỏ đặt bên trên một cái hộc gỗ cho khách ngồi; trong đó có một sợi dây dừa, một chiếc mũ và một gói thuốc lá, nhưng đồ vật đơn giản phục vụ cho việc mưu sinh hàng ngày. Tôi lại lẩn thẩn nghĩ suy và tự nhiên thấy buồn làm sao!

Chuông điện thoại pḥng tôi reng, tiếng Lĩnh hoảng hốt:

- Em đi đâu làm anh và Tú lo quá ….

Tôi trả lời đi loanh quanh kèm thêm một câu nói nịnh:

- Làm sao lạc được khi ở đây có một người rất thân.

Im lặng một chút, rồi giọng Lĩnh ngập ngừng:

- Anh qua với em được không?

Cánh cửa pḥng đóng lại, Lĩnh ập vào tôi vỡ ̣a một khao khát tưởng chừng đă quá lâu. Không biết có phải t́nh yêu đang được hâm nóng? Tôi lơ mơ như người đi lạc không xác định được phương hướng. Tiếng Lĩnh nhẹ nhàng: “Về quê anh đi Lan”, tôi không trả lời. Trước mắt tôi là một ngă ba đường, phía bên kia tôi thấy Hà đang vẫy tay cười thật tươi trong bộ áo cô dâu rực rỡ, phía bên này Lĩnh nh́n tôi chờ đợi một câu trả lời. H́nh như bên ngoài trời có mưa, tiếng mưa nhè nhẹ đập vào cửa kính một cách đều đặn, rồi mạnh dần lên như cố tạt vào trong để t́m một nơi trú ngụ ấm áp. Đêm như một con tàu tốc hành lao nhanh về sáng. .    

 


Truyện ngắn


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 23/9/2003