H́nh như, ai
cũng đă từng có một giấc mơ như thế khi thấy ḿnh có tâm hồn đa cảm và
biết viết lách đôi chút. Tôi đă từng ấp ủ giấc mơ này qua nhiều năm
tháng, cũng từng phung phí hàng chục kí lô giấy để viết những ư tưởng
ngông nghênh của ḿnh, để rồi xấu hổ nhét vào đâu đó. Có lần, tôi cũng
thu hết can đảm để gởi cho một tờ báo nào đó, để rồi sau đó thấy tên
ḿnh nghễu nghệnh trên mục “hộp thư”, bạn bè chọc ghẹo và mộng văn sĩ
đă bị đánh thức như có bị ai đó dội một gáo nước lạnh.
Thế rồi, khi nỗi xấu hổ đă vơi đi,
quên rằng đă có nhiều lần thất bại, tôi lại tiếp tục công việc “chắp
nối từ ngữ”, thử thời vận lần nữa. Trong chuyến đi Sài G̣n mới đây,
bắt gặp một cảnh đời thương tâm của một bác xích lô nghèo, trước là
lính. Tôi lại ghi chép thành một truyện ngắn. Lần này, tôi quyết tâm
gởi đi tất cả các báo, hy vọng ít nhiều rằng có một tờ báo nào đó bí
bài lượm ra đăng đỡ. Với quyết tâm cao độ như thế, tôi đă in hàng
loạt trên máy tính, con gái tôi phụ mẹ dán tem và viết b́ thư, chồng
tôi mang về một lô báo đủ các loại để t́m địa chỉ ṭa soạn cho tôi.
Với sự giúp đỡ của mọi người như thế, tôi có cảm tưởng rằng ngay ngày
mai, sẽ có ngay bài của tôi trên trang báo. Tôi tự nhủ với chính ḿnh:
ai đó đă nói chờ đợi hạnh phúc đă là hạnh phúc, vâng, tôi đang có cái
hạnh phúc của kẻ chờ đợi hạnh phúc. Tôi nói với chồng tôi :
_ Nếu cái truyện ngắn này được đăng,
và em sẽ bỏ một số tiền gấp đôi số tiền nhuận bút để khao cả nhà
Những ngày chờ đợi thật là dài, và sự
chờ đợi không bao giờ chấm dứt, bởi v́ Trúc Mai_ một người bạn cũng
hay viết văn và có bài được đăng_đă nói:
_ Cậu biết không, có lần tớ gởi bài
cho vài tờ báo, không ngờ đến nửa năm, cái lúc ḿnh đă quên bẵng đi
lại thấy đăng trên báo, không những đăng trên một báo mà c̣n đăng trên
nhiều báo nữa chứ.
Thế là tôi nuôi cái ước mơ của ḿnh
ngày ngày một lớn thêm, tôi mơ một ngày nào đó thấy tên ḿnh ngồn ngộn
trên mặt báo. Khi ấy, tôi sẽ viết thư xin lỗi các báo khác rằng truyện
này đă được đăng trên báo nọ rồi... Chỉ nghĩ như thế tôi đă muốn phổng
mũi lên rồi. Cho đến một ngày, khi tiền mua báo đă cạn, sự chờ đợi
cũng phai dần. Tôi tâm sự với chị tôi:
_ Em đă viết một câu chuyện thật là
hay về cảnh đời của một người lính sau chiến tranh, trở về đạp xích lô
kiếm sống... tốn hết bao nhiêu tem thư gởi bưu điện, thế mà chẳng tờ
báo nào đăng cả.
Chị tôi bĩu môi:
_ Mày đừng có mơ mộng hăo huyền, tao
đă từng viết bao nhiêu truyện ngắn, chẳng phải gởi bưu điện như mày
đâu, tao đă cất công tới tận ṭa soạn và giao tận tay một trong những
người trong ban biên tập, thế mà cũng hoài công thôi. Huống chi, thời
buổi bây giờ, có ai quan tâm tới chuyện lính tráng ǵ đâu, mày gởi báo
VNQĐ th́ may ra, nhưng họ cũng chỉ đăng những cây bút có tên
tuổi thôi. Văn chương bây giờ cũng cần có
thương hiệu và ma-ket-ting nữa đó.
Phải rồi, để tiếp thị trong văn
chương, tôi vắt óc ra một đề tài khác, đúng rồi, nhân dịp đầu xuân,
lại là năm Tư, ḿnh viết về chuột có lẽ chắc ăn. Người ta lại hay nhắc
đến bệnh Sida, có lẽ nên viết chuyện về một ả chuột giang hồ nào đó
rồi nhiễm HIV chăng. Nhưng thời bây giờ có ai thèm để ư đến chuột mèo
ǵ đâu. Họ chỉ chú trọng đến chuyện ông nọ, bà kia, nhà cửa, tiền bạc
chức tước mà thôi. Nhưng thôi, ai nghĩ ǵ măc kệ, câu chuyện về ả
chuột cống của tôi vẫn ra đời. Tôi hết in rồi photo, hết photo rồi in,
lại dán tem, lại gởi. Một bác văn sĩ kỳ cựu đă động viên tôi: “ kệ nó,
văn chương cứ như một cuộc chơi, bao nhiêu người tham gia, tội ǵ ḿnh
cứ ngại ngần”. Đúng vậy, tội ǵ ḿnh cứ ngại ngần, truyện của ḿnh dở,
cũng không ai biết mặt mũi ḿnh đâu mà mắc cỡ...
Sau những tháng ngày mỏi ṃn trông
đợi, đứa con gái học lớp Hai của tôi bỗng nói:
_ Mẹ ơi, chắc là truyện ngắn của mẹ đă
bị sổ toẹt như bài tập làm văn của con rồi.
Chồng tôi th́ tế nhị hơn:
_ Bây giờ th́ nhiều người viết lắm,
truyện chất hàng đống, có khi họ chưa đọc tới truyện của em, đôi khi
ban biên tập họ cũng phải quan tâm đến những người quen biết của họ
trước chứ, c̣n em th́ chưa có tên tuổi ǵ...
Bà ngoại tôi th́ góp ư:
_ Chắc là truyện của cháu người ta đă
đem đổi ớt tỏi hết rồi.
Có lẽ bà nói đúng, những tờ giấy vụn
của tôi, bà thường đem ra chợ cho chị bán hành tỏi làm giấy gói. Những
bản thảo của tôi, chắc cũng được “thanh lư” bằng cách đó rồi. Có lẽ bà
đă đúng, chị tôi cũng đúng, cả chồng và con tôi cũng đúng. Ôi, giấc mơ
văn sĩ, hăy đừng đánh thức giấc mơ của tôi, cứ để cho tôi hạnh phúc
trong sự chờ đợi hạnh phúc....
31/12/1995
Nhị Tường