ĐƯỜNG DÀI
Nhị Tường
Đang mơ
màng tận hưởng buổi chiều thứ bảy rảnh rỗi th́ chuông điện thoại reo.
--A lô.
--Chút đó phải không? Chị Thảo
đây, có rănh lên cài giúp lại cho chị cái phông chữ Unicode với. Máy của chị
bị vi rút nữa rồi. Mấy hôm nay chị nhận nhiều email quá mà không đọc được.Ăn
cơm chiều xong em nhớ lên nhé.
Chị Thảo là như vậy đó. Chị không
cho để cho ai có chút quyền khước từ sự nhờ vả của chị. Tôi vội dạ cho chị
yên ḷng. Thế là mất toi một tối thứ bảy.
Chị Thảo là chị em chú bác với
tôi. Vóc dáng chị trông mảnh mai và yếu đuối nhưng tính chị thật cương
quyết. Tôi thua chị 9 tuổi nhưng rất thân với chị, v́ chị thường dùng tôi để
sai vặt. Ngày c̣n bé, nhà tôi và nhà chị ở sát cạnh nhau, chị lại là một tấm
gương để tôi soi theo và bắt chước, nên những hành động, nếp nghĩ của tôi cứ
y như là bản sao của chị. Bây giờ cả tôi và chị đều đă lập gia đ́nh và sống
cũng không cách nhau bao xa, nhưng chỉ khi nào có chuyện ǵ cần đến nhau,
hoặc khi có đám giỗ trong họ hàng, chúng tôi mới gặp nhau.
Chị Thảo đón tôi ở cổng, đôi mắt
hơi sưng, nụ cười không tươi lắm. Không thấy thằng Ri, con Nụ đâu cả. Tôi
hỏi:
--Các cháu đâu chị?
--Đi chơi với kẻ phản phúc rồi.
Tôi ngớ người:
--Chị nói ai thế, anh Tâm ư?
--Chứ c̣n ai nữa, chị sắp li dị
rồi.
-- Chị nói thật hay đùa vậy?.
--Nói nghiêm túc, mất ba trăm
ngàn để hồ sơ được thụ lư thật nhanh chóng, tốn năm trăm ngàn để ṭa xử cho
chị nuôi con. Hắn đă kư vào đơn, xong xuôi tất cả. Nhưng bây giờ th́ hắn năn
nỉ, ăn năn hối cải.
-- Nhưng đầu đuôi câu chuyện là
như thế nào?
-- Đó là một câu chuyện dở chưa
từng thấy mà chị là nhân vật chính. Hắn cặp bồ với một con nhỏ bán bia ôm,
tŕnh độ văn hóa chưa hết cấp một. Hắn đă chà đạp không thương xót lên danh
dự của chị. Phải chi hắn thương yêu một người nào đáng mặt để chị ghen…
-- Từ từ đă, chuyện chưa chắc đă
trầm trọng lắm đâu…
Ngày chị Thảo c̣n con gái, nhà
chị nườm nượp những anh con trai kiếm cớ qua lại. Chị có nước da ngăm đen,
mũi cao, miệng nhỏ mỉm một nụ cười hơi trề môi dưới trông rất quả quyết. Mà
thật ra chị cũng là người rất cứng rắn. Trong số những anh học cùng lớp với
chị, nhưng dường như chị chỉ để ư đến anh Khanh. Năm 1974, nhiều thanh niên
lớp chị bị động viên, anh Khanh trốn lính và đi cách mạng. Rồi ba chị bị
bệnh nặng qua đời. Mười tám tuổi đầu chị đă chứng kiến những cuộc phân ly
của cuộc đời. Chị trông buồn hơn và cũng quyến rũ hơn. Năm 76 chị đỗ đại học
Dược, và khi chị chuẩn bị thành dược sĩ, những người bạn mới lại đến với
chị. Khi tôi hỏi bao giờ chị lấy chồng, chị luôn mỉm cười và nói “phi đại
học bất thành phu phụ”. Dù vậy tôi biết chị vẫn đang đợi chờ anh Khanh. Rồi
anh Khanh cũng trở về từ chiến trường, gởi cho chị một mảnh giấy có những
câu thơ như trong một bài hát của Phạm Duy mà tôi đă đọc trộm:
“Anh trở về, trên đôi nạng gỗ
Anh trở về dang dở đời em
Ta nh́n nhau ánh mắt chưa quen,
Cố quên đi một lần gian dối…”
Thế là anh Khanh cũng trở thành
quá khứ của chị. Anh Khanh lên Đắc Lăk trồng cà phê và không thư từ ǵ cho
chị nữa. Chị lại tiếp tục sống cuộc sống của ḿnh, một cuộc sống không c̣n
sự chờ đợi. Chị gởi cho tôi những lá thư dài nói về cuộc sống trong kư túc
xá sinh viên, nhưng tôi vẫn nhớ măi một đoạn: “Chút ạ, bây giờ chị mệt mỏi
quá, mầm chán nản trong chị đă lớn dần, thành cây chán nản cao ơi là cao…”.
Vậy mà khi chị ra trường trở về
Nha Trang, tôi lại thấy chị tươi trẻ và đẹp hơn bao giờ hết. Chị làm việc ở
Phân Viện Thú Y miền Trung, nơi đó chị gặp anh Tâm, thường đến mua hóa chất
và thuốc về cho cơ quan --Viện Nghiên cứu Biển. Mỗi sáng chị đạp xe từ Thành
xuống Nha Trang đi làm lại thấy anh đạp xe từ dưới Nha Trang lên để đón chị.
Họ gặp nhau ở giữa con đường dài 10km ấy và cùng nhau quay xuống Nha Trang
để làm việc. Buổi chiều anh Tâm lại đưa chị về tận trên Thành, để rồi quay
về một ḿnh trên chiếc xe đạp. Ngày đó, tôi cũng đi học trên tuyến đường ấy.
Tôi khởi hành sớm hơn chị và nh́n thấy anh Tâm một ḿnh đạp xe lên thật sớm
và buổi chiều cũng một ḿnh trở về thật trễ. Tôi cứ trách thầm trong bụng
sao bà chị ḿnh ác quá. Lúc đó tôi nghĩ h́nh như chị Thảo chẳng hề yêu anh
Tâm chút nào. Thế nhưng khoảng cách 10km của họ đă rút ngắn bằng một đám
cưới vào một ngày cuối năm dương lịch. Rồi anh và chị có hai đứa con, một
trai một gái thật xinh xắn. Chị bỏ việc, đi làm tŕnh dược viên cho một hăng
thuốc nước ngoài. Dường như chị không c̣n quan tâm đến những số tiền ít ỏi
ba cọc ba đồng anh Tâm mang về nữa. Dần dà anh Tâm th́ cũng bỏ việc nghiên
cứu thủy sản ở cơ quan. Anh chuyển sang đầu tư vào các đ́a tôm. Cuộc sống
của anh chị giàu có hơn nhưng h́nh như cũng không c̣n êm đẹp nữa. Thỉnh
thoảng tôi đến chơi, thấy chị ngồi bên máy vi tính lên kế hoạch, dự án cho
công ty. Điện thoại để bàn, điện thoại di động reo tới tấp. Chị trả lời cả
tiếng Anh lẫn tiếng Việt. C̣n anh Tâm th́ ngồi đánh trần khề khà bên chén
rượu cùng với những nhân công làm đ́a sau vụ thu hoạch tôm. Anh và chị dần
dần khác nhau trong việc làm và nếp nghĩ. Căn pḥng khách nhà chị dường như
chia đôi, một nửa cho khách của anh, một nửa cho khách của chị. Dần dà khách
của anh cũng ngại lui tới một căn nhà sang trọng đầy trang thiết bị tiện
nghi của nền văn minh. Anh cũng dần dần ít trở về nhà, anh c̣n phải canh đ́a
tôm, rồi bù khú với bạn bè sau những lần “xả đ́a”. Mỗi lần trúng tôm, nghe
đâu lăi tới vài chục đến cả trăm triệu. Có lẽ v́ thế mà một cô gái khác đă
đến với anh.
Chị c̣n kể cho tôi nghe những lần
chị đi công tác, anh Tâm đă bỏ rơi hai đứa bé, nhịn đói ở nhà đợi bố đi nhậu
nhẹt đến khuya mới về. Có lẽ lúc ấy anh đă có bồ, nhưng chị không hề biết.
Chị nói rằng chị quá bận bịu mà anh không hề giúp ích hay quan tâm đến công
việc của chị. Anh Tâm lại cho rằng anh trở thành người thừa thải trong gia
đ́nh. Cứ như vậy mà cuộc sống của hai người dần dần có một chiếc hố ngăn
cách. Mọi khi tôi gặp anh Tâm, anh chỉ cười và nói rằng: “Chị Thảo của em
th́ đang đi ngựa, c̣n anh th́ chạy bộ…”
Cài cho chị xong các phông chữ
tiếng Việt, tôi c̣n chép thêm cho chị mấy tṛ chơi.
-- Em làm ǵ đấy?
-- Em có đem theo mấy tṛ chơi
mới cho tụi nhỏ. Em chép cho chị mấy tṛ chơi này để chị chơi cho đỡ buồn.
Khi nào buồn chị cứ chơi Line như em nè, nó giúp cho thời gian bớt dài. Chị
đừng có u sầu mà thành tâm bệnh. Ngày xưa khi anh Khanh bỏ đi em có thấy chị
buồn lâu đâu. Bây giờ chị định thế nào? Tôi hỏi.
-- C̣n định ǵ nữa, chị sẽ li dị,
cho hắn ra thân tàn ma dại mới vừa ḷng. Ngày xưa chị đă chọn người xấu xấu
để lấy, chứ phải hắn đẹp trai tài hoa ǵ cho cam, thế mà vẫn ra nông nỗi
này. Ước ǵ có cỗ máy thời gian như con bé Nụ nói, chị chẳng bao giờ cho hắn
có cơ hội.
Tôi cố nói đùa.
--Thôi đi chị ơi, ngày xưa chị
đẹp, chị kiêu sa dường ấy mà chỉ lấy được một ông chồng “tệ” như thế, thử
hỏi bây giờ chị li dị, ở cái tuổi bóng xế này chắc ǵ chị sẽ lấy được ông
chồng khá hơn. Rồi anh ấy sẽ hối hận và chuyện kia chỉ là một cơn cuồng si
bất thường thôi mà. Chị hăy tha thứ cho anh Tâm, để cho tụi nhỏ vẫn c̣n một
người bố bên cạnh. Cái cột nhà dù có xấu xí mục ruỗng vẫn không thể chặt
phăng mà dứt đi đâu chị Thảo ơi.
-- Biết vậy, nhưng chị đau ḷng
quá Chút ơi. Con nhỏ ấy có hơn ǵ chị đâu, chỉ có trẻ hơn chị…
Và chị đă khóc. Lần đầu tiên tôi
thấy chị khóc. Chị Thảo đầy kiêu hănh của tôi, chị đă từng chứng kiến bao
bất hạnh tử biệt sinh ly, nhưng chị vẫn cố gượng và tỏ ra mạnh mẽ. Bây giờ
chị đă phải khóc v́ sự phản bội của một người mà chị lỡ yêu, lỡ là bố của
hai đứa con chị, v́ sự thua cuộc khi không c̣n trẻ nữa.
-- Dù ǵ cũng cố mà sống chị Thảo
ạ, quỹ thời gian của ḿnh c̣n quá ít để lo cho tụi nhỏ, thôi th́ hăy v́ tụi
nó mà đi nốt con đường ḿnh đang đi.
--Chút ạ, đi trọn cuộc đời với
một người bạn đồng hành như thế, th́ con đường này đối với chị thật quá dài.
Tôi nghe tim ḿnh trĩu nặng. Con
đường của chị ngày xưa quá dài v́ vắng bóng người. Con đường giờ đây có
người đồng hành nhưng sao lại dài hơn. Dẫu sao, tôi biết chị sẽ gắng đi nốt
con đường bằng chút sinh lực c̣n sót lại.
8 /2006 |