Từ
ngày cưới vợ cho đứa con trai út, bà Phục hết hẳn bệnh, căn bệnh của bà Phục
không rơ ràng, người nói bà mộng du, người nói bà bị ảnh hưởng của những năm ở
chiến trường, lại có người nói bà bị tâm thần bởi hai người con trai hy sinh
trong chiến tranh. Ngày tôi mới dọn về khu phố nhỏ, bà Phục thường sang nhà
tôi, đ̣i lên sân thượng để t́m thằng Hân, hồi đó tôi ngạc nhiên lắm, nhưng sau
nghe mọi người giải thích tôi biết bà bị bệnh. Nhà bà Phục đối diện cửa sau
nhà tôi, nên những sinh hoạt bên ấy tôi đều nh́n thấy. Buổi trưa, tôi thường
thấy bà Phục bưng chén cơm ra ngồi ăn trước nhà, tay run run, xúc hột được hột
không, bà vừa ăn vừa năn nỉ tôi cho bà sang nhà t́m thằng Hân....
Đám cưới thằng Hân được tổ
chức rất ŕnh rang, nhà cửa ông Phục cho sơn phết lại thật mới, hôm ấy tôi bận
đi công tác nên không dự được, khi về nghe bọn trẻ con khen cô dâu mặc nhiều
áo lắm, áo trắng, áo hồng đủ thứ mà cái nào cũng đổ xuống đất một đống vải,
chú rễ không đẹp bằng cô dâu, đám cưới có cả nhạc sống... Chồng tôi th́ nói:
- Cái thằng xấu xấu mà cưới
con vợ ngon lành.
Hân đi bộ đội đóng ở Đà Nẵng
lâu lâu mới về một lần, tôi dọn đến ở đây gần mười năm mà chưa hề biết rơ mặt.
Tết đến cả nhà tôi về quê, thằng Hân cũng chỉ về phép tết, thành ra có lẽ nếu
gặp ở ngoài đường chưa chắc tôi đă nhận ra.
Đám cưới xong, bên nhà bà Phục
cô gái lớn mở một quán bán tạp hóa và cà phê giải khát. Cô này tuổi đă quá băm
mà vẫn chưa chồng, có lẽ một phần do dung nhan không được xinh tươi lắm, một
phần do tính t́nh cũng hơi khó chịu, tôi vẫn thường thấy hai cha con ông Phục
căi nhau. Nhà bà Phục mặt tiền rất rộng, một bên quán tạp hóa là tiệm cắt tóc
nữ, treo tấm bảng: Thi Thi, chuyên cắt, chải, bới, mát xa....
Đă có quán là có người tụ tập,
quán vừa cắt tóc, vừa bán tạp hóa, bán đủ thứ trên đời từ thứ ăn vặt cho đến
cục xà bông, cái trứng.... Buổi trưa các chị trong xóm rủ nhau ra quán vừa tán
chuyện vừa ăn quà, làm móng tay, móng chân. Chuyện làng trên xóm dưới đến
chuyện chợ búa, người đùm chuyện ở chợ ban sáng đến kể, kẻ đem chuyện nhà ra
khoe, nói chung là rôm rả cả buổi trưa. Nhà tôi ở ngay ngă tư sát mặt đường,
hầu như trưa nào tôi cũng nghe được những câu chuyện không đầu không đuôi...
Từ ngày con dâu mở quán cắt
tóc, con gái bán hàng bà Phục hết hẳn việc sang nhà tôi đ̣i lên sân thượng t́m
thằng Hân. Bà ngồi ăn cơm trên chiếc bàn nước, tay bớt run. Bà ngồi im lặng,
nh́n con dâu cắt tóc, gội đầu cho khách, nghe mấy người đàn bà chuyện văn,
thỉnh thoảng lại chêm những câu vô thưởng vô phạt, không ai chú ư.
Chồng tôi thường có ác cảm với
những chốn đông đàn bà tụ tập, tôi biết tánh anh khó chịu như thế nên cũng ít
khi quan hệ lê la với mấy bà trong xóm, vả lại tôi cũng không có thời gian
rỗi. Một hôm bận việc về trễ tôi giao cho anh nấu cơm buổi trưa, lúc ăn cơm
nghe anh kể:
- Hồi năy con dâu bà Phục qua
nhà ḿnh xin cho nó phơi khăn lông hàng ngày, con nhỏ trắng trẻo, đẹp đẽ ghê
chớ, ăn nói cũng nhỏ nhẹ, thằng Hân tướng tá cù lần mà có con vợ ngon lành,
hôm đám cưới nó trang điểm quá trông già.... Không hiểu khăn lông nó phơi là
khăn ǵ mà nhiều thế?
Tôi bật cười:
- Khăn gội đầu cho khách chớ
khăn ǵ, ông khó chịu với chuyện hàng xóm nhờ vả lắm mà, sao hôm nay tử tế vậy
?
Chồng tôi tưng tửng:
- Thấy nó cũng dễ thương.
Từ ngày có quán cắt tóc, mấy
bà đàn bà trong xóm đều đến làm đẹp ở đó, tôi th́ chưa bởi lẽ về đến nhà tôi
có rất ít th́ giờ rănh, bận bịu trăm chuyện lặt vặt, cai quản mấy đứa con nít.
Hở một chút là tôi sà vào cái tivi, có những bộ phim hay, nhưng cũng có những
phim dở để mỗi lần coi xong lại tiếc hùi hụi thời gian sa vào nó. Rồi c̣n cả
đống sách báo phải ngốn, không ngốn th́ tiếc, tánh đàn bà lúc nào cũng tiếc,
tiếc tiền, tiếc thời gian mà người phung phí hai thứ đó cũng lại là đàn bà.
Tôi thường cắt tóc ở cái quán gần cơ quan, đúng nghĩa là tranh thủ, đi làm đâu
phải lúc nào cũng bận, những lúc rănh rang thay v́ tán dóc tôi ra quán cắt
tóc, gội đầu nhất cữ lưỡng tiện.
Buổi chiều sân trước nhà tôi
rất mát, những chiều chủ nhật tôi thường hay bắc ghế ra ngồi trước cửa trông
chừng bọn trẻ con chơi đùa, sợ chúng hứng chí chạy ra đường. Mẹ thằng Bi, bạn
học cùng lớp với con gái lớn tôi cũng thường sang nhà tôi tán dóc nếu thấy tôi
ngồi trước cửa. Một hôm mẹ thằng Bi hỏi tôi:
- Sao bà không qua nhà con Thi
làm tóc ? Nó gội đầu đă lắm, mà cắt cũng đẹp nữa, giá cả phải chăng, con nhỏ
dễ thương, vui vẻ.
Tôi ậm ừ:
- Để hôm nào.....
Câu chuyện lại xoay quanh từ
chuyện học hành của mấy đứa nhỏ đến chuyện xóm trên, xóm dưới. Đàn bà đă ngồi
là tất có chuyện để nói. Tôi hỏi mẹ thằng Bi:
- H́nh như lúc này thấy bà
Phục hết bệnh?
- Có bà ít quan tâm, chớ xóm
này ai cũng nói không hiểu tại sao từ ngày có con dâu bà Phục khỏe ra. Nhưng
nghiệt ngă là con chị chồng, nó suốt ngày ăn hiếp em dâu, con nhỏ này lại dễ
mủi ḷng, thằng chồng th́ không có nhà, chị chồng em dâu căi nhau miết.
- Có chuyện ǵ mà căi, ai làm
nấy ăn chớ …
- Oâi chao, đàn bà mà không có
chồng tánh t́nh khó biết, khi thuận thảo cầm mấy sấy cho con em dâu, lau cho
nó cái nhà, khi buồn t́nh chửi ỏm tỏi rằng con này lười biếng, không chịu dọn
dẹp nhà cửa, cứ thế mà....
- Thế ông Phục có ư kiến ǵ
không ?
- Ai dám có ư kiến, con đó đôi
khi c̣n ḱnh cả ông Phục, mới hôm qua chớ đâu, con chị chửi con em, con em lâu
nay nhịn quá, chịu không thấu, thế là to tiếng, buổi chiều đi làm về, tui định
qua gội cái đầu, thấy quán đóng cửa, đành lên gội trên chợ, mấy con nhỏ trên
đó làm th́ sơ sài mà chém ra chém....
Một buổi trưa, tôi mở cửa sau
để nấu ăn, đang lúi húi xắt bầu, nghe tiếng kêu bên nhà bà Phục vọng sang:
- Giờ này mới nấu ăn hả chị?
Tôi nheo nheo con mắt, đôi mắt
cận thị của tôi già rồi mà vẫn không giảm độ, không những không giảm mà h́nh
như c̣n tăng, h́nh ảnh ở xa, nh́n ḷe nḥe, không rơ nét, không nh́n rơ gương
mặt phía bên kia đường, tôi cười cười cho qua chuyện, té ra là con Thoa ngày
trước nó làm nghề cắt tóc, tôi thường hay đến nó cắt tóc. Con Thoa bước vào
nhà, ngồi xuống cạnh tôi mà đôi mắt nó quan sát mọi thứ từ cái bếp đến lia ánh
nh́n lên nhà trên:
- Nhà chị nhỏ mà gọn gàng ngăn
nắp quá, chị giỏi ghê đi làm cả ngày, rồi trông con, rồi đi chợ nấu ăn...
Tôi cảnh giác, đàn bà mà, ít
khen ai bao giờ, khi mà khen là thế nào cũng kèm theo những cái trề môi phía
sau lưng ḿnh, biết đâu chút xíu nữa nó đùm chuyện nhà tôi qua kể bên quán cắt
tóc ?
- Ờ, ờ.... Sao, lúc này làm ǵ
?
- Em bỏ nghề rồi, lúc này em
làm ở khách sạn. Hôm nay em đi gội đầu, làm móng, mà chờ lâu quá, qua nhà chị
nói chuyện cho đỡ sốt ruột.
Con Thoa vừa nói vừa nh́n mặt
tôi:
- Chị Thu à, em nghĩ chị nên
để tóc ngang, chị cắt tóc tém như thế này không hợp, trông già lắm.
Đàn bà nghe thấy tiếng già th́
hăi. Tôi hoang mang:
- Thế em thấy chị già lắm hả ?
Con Thoa đưa đẩy:
- Chị không già, nhưng cắt tóc
này trông chị đứng.
Tôi chống chế:
- Nhưng để tóc tém tiện, khỏi
phải sấy siếc, chị làm biếng lắm...
- Chị nghe em, dưỡng tóc cho
dài rồi cắt thành tóc ngang, em chắc chắn sẽ rất hợp. Để tóc ngang bao giờ
cũng trẻ, chị chịu khó mỗi lần gội đầu qua bên con Thi nó sấy cho, nó làm ngon
lành mà lại rẻ…. Kệ nó chị ơi, tốn kém một chút nhưng mà ḿnh đẹp.....
Nghe tiếng xe chồng tôi ngừng
trước nhà con Thoa vội vàng cáo lui...
Từ ngày nghe lời con Thoa để
tóc dài, đẹp th́ tôi chưa thấy đâu nhưng thấy phức tạp quá. Tôi vốn đơn giản,
chẳng bao giờ tốn một đồng mỹ phẩm làm đẹp, thế mà bây giờ..... cứ một tuần
hai lần gội đầu là tôi phải sấy tóc, mà sấy tóc ở tiệm mới đẹp, chứ ở nhà sao
mà sấy được thành nếp. Sai đứa con lớn cầm máy sấy cho mẹ, nó cầm lửng lửng,
lơ lơ mắt cứ dán vào cái tivi, dí cả cái máy sấy vào gáy tôi. Mẹ thằng Bi góp
ư:
- Qua bên con Thi sấy, nó sấy
chỉ mất có hai ngàn, nếu gội nữa th́ năm ngàn.
Oâng chồng tôi nghe thế nói
chen vô:
- Em Hà - tên của mẹ thằng Bi
- diện dữ quá há, suốt ngày cắt tóc, làm móng.
Mẹ thằng Bi không vừa:
- Sửa soạn vậy mà cũng chưa
bằng được vợ ông Dũng.....
Tôi quyết định thay đổi địa
điểm cắt tóc. Quả đúng như những lời đồn đại, con dâu bà Phục rất xinh, dễ
thương, dáng thanh mănh trắng trẻo, gội đầu hết ư. Hôm nào phải gội đầu, tôi
thường làm buổi sáng, lúc đó đó không có khách, khỏi chờ đợi, điện thoại đến
cơ quan báo đi trễ một chút v́ bận việc, một tuần đi trễ hai buổi sáng chẳng
ai để ư. Thời gian làm đẹp, tính ra nếu có đến cơ quan sớm cũng là đi ăn sáng,
hay là chuyện tán gẫu bên tách trà, làm đẹp th́ khỏi phải ăn sáng, đồng tiền
đâu tự mất đi, nó biến từ dạng này sang dạng khác. Ở trường hợp tôi bây giờ
tiền ăn sáng biến thành tiền làm đẹp. Tự nhiên tôi đâm ghiền cái lối gội đầu
của con Thi, nó gội kỹ càng hai lượt dầu gội thật thơm, mát xa cái mặt, tay nó
ṿng qua ṿng lại quanh mắt, quanh má, xuống cằm, nó đánh tay vào mặt, giống
như bị tát, ấn ấn cái đỉnh đầu, lấy cái khăn ướt đắp lên mắt và đấm đấm cái
trán nghe cóc cóc vui tai (thú thật là mỗi lần nó đắp cái khăn ướt tôi chỉ sợ
lây bệnh đau mắt). Gội xong cái đầu, sấy cái tóc thấy nhẹ nhơm, khoẻ re, nhất
là khi tính tiền nó chỉ lấy có năm ngàn. Chồng tôi thắc mắc:
- Tự nhiên lúc này mắc cái
chứng ǵ mà suốt ngày gội đầu, sấy tóc ở tiệm?
Tôi cười giả lả:
- Chỉ sợ bà Hà chê vợ ông
Dũng.
*
Một hôm, đang thiu thiu, tôi
nghe tiếng căi nhau ơm tỏi bên nhà bà Phục, có cả tiếng vừa khóc, vừa nói:
- Chị ăn hiếp tui, tui không ở
đây nữa đâu.
Tôi nh́n qua bên nhà bà Phục
bằng những khe cửa sắt, con Thi tay cầm cái túi xách, thu dọn mấy chai dầu gội
đầu, dụng cụ đồ nghề, con chị chồng đang đứng chống nạnh xỉa xói.
Thế là con Thi đi thật, tiệm
cắt tóc đóng cửa, tôi không có nơi để làm đẹp, bởi đă quen cái lối gội đầu kỹ
càng của con Thi, làm ở đâu cũng chẳng ưng, tóc tai không sấy lù xà, lù xù,
làm cho cái mặt đă gầy càng thêm gầy, đâm trách ḿnh nghe lời con Thoa .....
Thấy mẹ thằng Bi xách cái ly đi mua cà phê, tôi hỏi:
- Bà Hà, lúc này bà làm đẹp ở
đâu, con Thi nó đi về nhà nó rồi ?
Mẹ thằng Bi oang oang, rành
rẽ:
- Nó về nhà nó ít bửa rồi nó
lại vô, mỗi lần nó đi về, bà Phục lại bệnh, nói lảm nhảm trở lại, chị chồng em
dâu căi nhau suốt, mỗi lần căi nhau con em bỏ về nhà mẹ, vài bữa nguôi nguôi
lại trở vô, rồi vui vẻ, rồi ḱnh căi....
Tôi chợt liên tưởng đến những
chuyện ở cơ quan, mỗi lần họp hành lôi nhau ra nói, nói xong mấy ngày sau
không thèm nh́n mặt, rồi lại quên, rồi lại tụ tập vui vẻ trở lại, nhất là khi
có người nào đem đến cơ quan cái ǵ để ăn. Rồi những lần họp hành, trở lại chu
kỳ lôi nhau ra nói. “Đàn bà nói nắng là mưa, nói băo cấp tám là chưa có ǵ”,
cơ quan một nửa biên chế là phụ nữ, nghĩ đến thấy nhức đầu v́ nó phức tạp quá,
nhưng suy cho cùng những chuyện vặt vănh đàn bà chẳng chuyện nào ra chuyện
nào. Người ta dùng mấy tiếng: “Kiếp đàn bà” nghe sao mà miệt thị, mỉa mai,
“Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cái cơi đựng trầu”, đàn bà có
nghĩ cho lắm cũng là đàn bà. Tôi nhớ câu nói của ông Trùm trong truyện “Bố
già” của Mario Puzo, khi nói với đứa con trai: “Nó bảnh cách mấy cũng là đàn
bà, mày dở cách mấy cũng là đàn ông”. Hơn một nửa dân số trên hành tinh mà sao
khi nói đến người ta luôn kèm với sự mỉa mai, như khi nói một chuyện đă rồi,
đầy trách cứ: “Chuyện đàn bà”, tiếng “bà” nghe vừa nặng vừa dài, nhưng cũng ba
tiếng đó đôi khi nói nhẹ nhàng lại thể hiện được sự khoan dung....Cũng có
người nói: đàn bà thế đấy nhưng nếu đàn ông không có đàn bà, đàn ông sẽ bị
chổng chênh, mất thăng bằng, đàn bà nhiều chuyện thế đấy, nhưng không có
chuyện đàn bà làm sao có được chuyện cho đàn ông nói, phê b́nh. Đâu chi cho xa
xôi, ông chồng yêu quư suốt ngày chế giễu, chê bai tôi , nhưng nếu tôi nói
phải đi công tác xa một tuần th́ sẽ đụng ngay cái mặt nhăn nhăn, nhó nhó. Chưa
hết một tuần, điện thoại về nhà nghe liền câu nói: “Anh mệt mỏi quá rồi...”.
Nếu trong nhà, tôi mà không nói nhiều, th́ cái nhà tôi không sinh khí, nếu tôi
mặt nặng mày un, th́ không khí nhà tôi nặng hơn hủ ch́, khó thở... Ở đời người
ta luôn chê bai cái thứ mà người ta cần thiết nhất.
Mấy ngày sau, một buổi trưa
vừa mở cửa sau để chuẩn bị nấu cơm, tôi nghe tiếng kêu vui vẻ thật to từ phía
bên kia đường vọng sang:
- Chị Thu ơi, mai qua gội đầu
nghe, em về rồi.
Giọng nói nghe thật vô tư như
trẻ con. Tôi nh́n qua bên nhà bà Phục, con Thi đang đứng nh́n tôi cười thật
tươi, khác hẳn với cái vẻ mặt hôm nào vừa khóc vừa xách cái túi đi ra khỏi
nhà. Bà Phục vừa bưng chén cơm vừa nói chêm thêm:
- Qua đây mà gội đầu, em nó
gội kỹ lắm, vợ thằng Hân đó.
Con chị chồng đang chế cà phê
cho khách lầm bầm:
- Bỏ đi cả tuần lễ mất khách,
mất khứa hết.....