Chiều muộn
Nhị Tường
Hùng
xuất hiện đột ngột như vừa dưới đất chui lên, ḿnh đầy bụi bặm tay xách
vali:
_ Em làm chức ǵ mà kiếm em khó
quá vậy?
Cơ quan tôi có hai văn pḥng ở
hai bên đường, khi Hùng t́m tôi bên này, người ta chỉ bên kia. Hùng qua bên
kia, th́ tôi đă về lại bên này. Thấy Hùng, tôi ngẩn ngơ, cách nhau 120km từ
Tuy Ḥa đến Nha Trang, mà dễ chừng sau mười năm, giờ đây tôi mới gặp lại
Hùng. Tôi kéo anh vào quán cà phê bên cạnh:
_Không dưng hôm nay t́m em sau
bao năm bặt tin?
_Tháng sau anh lấy vợ!
Tôi đă lập gia đ́nh mười năm rồi,
đă yên bề gia thất với một ông chồng hiền lành và một đứa con xinh đẹp. Vài
lần nghe tin về Hùng, anh vẫn độc thân với mộng làm giàu. Giờ đây nghe anh
nói anh t́m tôi v́ tháng sau lấy vợ. Tôi suưt bật cười.
_Lấy vợ th́ có chi mà phải lặn
lội t́m em?
_Anh đă đi từ Sài g̣n về đây,
chào từ biệt tất cả mọi ngươøi thân quen và cuối cùng là em...
Lần này th́ tôi cười thật.
_Anh làm như lấy vợ là đi qua bên
kia thế giới không bằng!
_Thật chứ, lấy vợ không phải v́
yêu, nên cũng chẳng có ǵ vui sướng.
_Nói dóc,không yêu sao lại lấy,
v́ tiền à?
Hùng không giận v́ câu đùa của
tôi:
_V́ không muốn ở vậy hoài. Năm
nay ba sáu, tuổi này không lấy e năm sau muộn mất.
Hùng ít khi đùa, ngày xưa tôi
thích anh ở điểm này. Trong những người bạn trai tôi quen, Hùng là mẫu người
tương đối khô khan và tẻ nhạt. Không biết đàn hát, không biết mơ mộng, không
viết nổi một câu văn ra hồn, và cũng chẳng biết thưởng thức một bài thơ ư
nhị. Hùng khác hẳn mẫu người lư tưởng của tôi. Nhưng ngược lại, là kỹ sư
hóa, những thứ hóa chất của anh pha chế chính xác đến từng miligam. Anh rót
cà phê đen vào ly đá không bao giờ rớt ra ngoài một giọt. Dường như mỗi khi
hôn, anh đă tính đến từng thời gian và nhieät độ của hai cặp môi_ Mỗi nụ hôn
đúng hai phút. Chúng tôi quen nhau gần hai năm, nhiều kỷ niệm , nhưng chưa
bao giờ anh mua cho tôi một quyển sách hay viết cho tôi một lá thư. Chúng
tôi chia tay v́ chia tỉnh. Phú Khánh chia đoâi thành Khánh Ḥa và Phú Yên.
Anh trở về quê Phú Yên, quản lư một cơ ngơi to lớn của bố mẹ, và một bầy em
c̣n đang học phổ thông. Tôi ngại ngùng v́ phải làm dâu trưởng trong một đại
gia đ́nh như thế, và có lẽ bố mẹ anh cũng chẳng thích tôi. Một cuộc chia tay
không ồn ả, chỉ diễn ra bằng cảnh tôi đưa anh ra bến xe nội tỉnh_ nay đă trở
thành bến xe liên tỉnh. Anh cũng chẳng viết cho tôi một lá thư nào, và cũng
chẳng tặng cho tôi một thứ ǵ để làm kỷ niệm cả, ngoài tấm h́nh trắng đen
chụp chung của một ông phó nháy tồi. Trong ảnh tôi chẳng giống tôi và anh
cũng chẳng giống anh.
Trước mặt tôi bây giờ là Hùng sau
mười năm, đen và gầy nhom, mặt đầy "hố bom" v́ vết tích của mụn. Hùng gọi
lon bia thay cho ly cà phê ngày xưa:
_ Đă nhiều năm anh chỉ bầu bạn
với thứ này mỗi tối. Nhiều lần định viết thư cho em, nhưng chẳng biết viết
để làm ǵ. Định gọi điện, nhưng chẳng có ǵ để nói, đành thôi. Thế mà đă
mười năm qua. Chẳng c̣n cơ hội để gọi điện để nói nữa.
Hùng vẫn thế, không bao giờ anh
làm một cuộc thí nghiệm mơ hồ khi chưa biết phản ứng đích xác. Anh nói với
tôi mà như nói với người nào khác:
_ Bây giờ anh ân hận v́ đă chia
tay với em. Anh vẫn không hiểu được chính ḿnh. Đời anh có nhiều cơ hội,
nhưng cơ hội lớn nhất anh đánh mất, đó là em.
Sau mười năm, Hùng mới có thể nói
được một câu như thế, giá như ngày đó, anh có thể nói được văn vẻ như thế,
biết đâu tôi đă xin nhận công tác ở Phú Yên rồi. Nhưng chính nhờ ở lại thành
phố này, tôi mới gặp được chồng tôi. Tôi đáp:
_ Cơ hội lớn anh đánh mất, nhưng
em đă nhặt được! Hăy nghĩ rằng em sẽ rất khổ sở nếu lấy anh. Và điều đó
chúng ta chẳng ai muốn phải không? Nhưng thôi, hăy nói về người vợ của anh
th́ hơn.
_ Đó là bạn em!
Toâi sửng sốt:
_ Ai vậy?
_ Tuyết Vy!
Trời đất, con nhỏ học cùng lớp
tôi mấy năm trời, đă từng chứng kiến những buổi hẹn ḥ của tôi và Hùng, bây
giờ sau nhiều năm nó sắp trở thành vợ Hùng. Tôi ngồi ngẩn ngơ im lặng. Hùng
nh́n tôi:
_ Em thấy thế nào?
Tôi đáp chẳng suy nghĩ:
_ Con nhỏ dịu dàng, tế nhị, chắc
chắn anh sẽ hạnh phúc với người vợ đảm đang như thế.
_ Có lẽ vậy, chỉ sợ Vy khổ v́
tính của anh. Ngày trước, chúng ta chia tay cũng v́ anh sợ em sẽ khổ v́ anh.
C̣n hạnh phúc ư? Dường như đối với anh, hạnh phúc cũng là nghĩa vụ.
Bỗng dưng tôi cười. Anh ngạc
nhiên:
_ Cười ǵ?
_ Anh trở thành triết gia lẩm cẩm
rồi đó!
_ Cũng v́ ngày xưa em chê anh, cả
đời không biết hát một bản nhạc, không thuộc nổi một câu thơ. Anh đă mất
nhiều năm sau đó để hát, và bây giờ, không có bài nào anh không biết hát.
Thật tôi nghiệp cho anh, ở cái
lứa tuổi mà những chuyện hát ḥ thơ thẩn chỉ là c̣n những tṛ trẻ con, th́
với anh, nó trở thành những đam mê mới khởi đầu. Anh kể rằng anh thích hát
karaoke. Có lẽ Vy sẽ khổ sở v́ nỗi đam mê muộn mằn này.
_ Em đang nghĩ ǵ?
_ Một ngày nào đó, em sẽ ra Tuy
Ḥa và ở lại nhà anh như ngày xưa, bây giờ lại là nhà của bạn ḿnh và của
người yêu cũ của ḿnh, nhưng chắc là không được anh nhỉ?
Hùng nghiêm nghị:
_ Em dám liều đến như thế sao?
Hùng lại trở thành con người của
thực tế rồi. Tôi ngỏ ư đưa Hùng ra bến xe. Hùng ngần ngừ, sợ bất tiện cho
tôi. Bản chất của "kỹ sư hóa" lại trỗi dậy trong anh rồi. Tôi nói:
_ Chở anh ra bến xe, đây là việc
cuối cùng duy nhất em có thể làm cho anh, biết đâu phải mất mười năm nữa anh
mới lại gặp em. Mà chắc ǵ đă gặp, v́ anh có lấy vợ thêm lần nữa đâu!
Dường như Hùng không bằng ḷng
nghe tôi nói vậy, chở anh ra bến xe, nơi mà chúng tôi đă chia tay nhau cách
đây mười năm. Tôi không nhớ đă chúc anh những ǵ, nào là thượng lộ b́nh an,
nào là trăm năm hạnh phúc, tôi chỉ nhớ Hùng dặn với theo khi xe chạy đi: "Em
nhớ bồi dưỡng lên chứ, dạo này trông em ốm quá vậy". Gió thổi khoâ những
giọt nước mắt chưa kịp trào ra của tôi. Mặt trời đă ngă về phía Tây, mang
một màu đỏ thẫm. Dường như chiều đă muộn lắm rồi. Lời dặn của anh cũng muộn
lắm rồi, Hùng ơi.
Tháng 4/1997 |