Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

TRUYỆN NGẮN

BẠN CŨ

- Đào Thị Thanh Tuyền -

 

 - Mày đó ư?

Tự nhiên tôi thấy cổ ḿnh nghèn nghẹn. Tôi chậm trả lời phải mất ba giây qua điện thoại:

- Phải, em đây...

Đầu dây bên kia một giọng vồn vă và có hơi bỗ bă của ngày nào (ăn to, nói lớn, thậm chí có một chút đanh đá ):

- Bây giờ đang ở đâu? Bao nhiêu năm rồi hở? Chờ đó, tao sẽ đến, từ đây đến đó khoảng mười phút.

Tôi có đủ mười phút để dằn một chút xúc động  và kiểm tra lại ḿnh: quần áo không đắt tiền, thỏi son trên chiếc bàn không có xuất xứ để nói lên điều kiện sang trọng hay xa xỉ của chủ nhân. Tôi nh́n vào gương sửa sang một chút cho khuôn mặt tươi tắn. Làn da khô quá, thiếu một lớp kem giữ ẩm và một chút phấn hồng. Tôi đưa bàn tay lên mặt và ngắm trong gương, bàn tay ngày xưa chị vẫn thường cầm lấy bóp nhè nhẹ và khen tôi có bàn tay đẹp; giờ đây những đường gân xanh nổi rơ  điểm thêm những đốm đồi mồi; da tay khô ráp, những móng tay trụi lủi làm cho bàn tay trở nên ngắn ngủn, chiếc nhẫn không phải là loại đắt tiền…… Bức chân dung của tôi đơn giản, mộc mạc và quê mùa. Sở dĩ tôi muốn kiểm tra ḿnh kỹ càng như vậy bởi v́ tôi đă được biết trước về chị: giàu có, chủ nhân ba cửa hàng điện thoại di động nằm ngay trung tâm thành phố, vẫn c̣n đẹp và rất sang trọng. Tôi lại thấy ḿnh lẩn thẩn làm sao!

Chuông điện thoại reng. Chị đă đến, tôi sẽ gặp lại chị, một người bạn cũ ngày xưa rất thân, tôi đă không gặp từ mùa hè năm thứ hai. Đă hai mươi ba năm rồi đó, tôi mù mờ lư do chị lại bỏ học nửa chừng hồi ấy.

- Đi  đến cửa hàng của tao, có con Hằng đang chờ ở đó. Mày nhớ con Hằng lớp Điện không?

- Em không chắc là nhớ đúng hay không, nhưng có lẽ gặp rồi sẽ nhận ra.

Chị vẫn như ngày nào, tóc dài, da trắng, mắt to …. Aùo sơ mi  trắng bỏ gọn gàng trong chiếc quần jean, đơn giản và đẹp. Chị khoe với tôi chị có ba đứa con, tôi tṛn mắt:

- Chị nói đùa hả, đó là điều không hợp lẽ hiện nay, nhất là ở một con người bận bịu tíu tít v́ chuyện kinh doanh như chị.

- Mày không nhớ là tao rất thích em bé hay sao?

Tôi nhớ ngày xưa chị có một bầy em nhỏ, nhưng điều tôi không ngờ một người phụ nữ hiện đại, luôn chăm chút cho ḿnh từng đường nét trên cơ thể như chị lại  rất thích có nhiều em bé.

Cửa hàng điện thoại di động nằm trên một con phố chính của thành phố. Chị hỏi tôi uống ǵ, rồi quay sang ồn ă với Hằng sau khi kích hoạt vào bộ nhớ của tôi Hằng là ai. Tôi nh́n chị trao đổi mua bán điện thoại di động với Hằng, những con số hoa cả mắt, rối cả tai. Tôi mân mê một chiếc điện thoại di động nhỏ xíu, thật xinh xắn và có cảm giác bàn tay ḿnh thô kệch làm sao. Tự nhiên tôi thấy ḿnh lạc lơng  giữa những câu chuyện bắt đầu từ những món hàng đắt tiền với những con số xa lạ đó. Bằng những cử chỉ rất sành điệu Hằng kiểm tra điện thoại, lấy một cái sim card nhỏ xíu bỏ vào chiếc máy mới, rồi bấm, gọi cho một ai đó đầu bên kia để kiểm tra tiếng nói nghe và trả lời, những động tác thuần thục thử chuông, thử máy. Khi đă thật hài ḷng với chiếc máy nhỏ bé tí chưa bằng nửa bàn tay,  Hằng khoan thai lấy tiền từ trong ví và đếm, tiếng lẹt xẹt của những tờ giấy bạc nói lên được sự không bận tâm đến món tiền sắp bỏ ra của chủ nhân; bàn tay trắng đầy đặn với những móng tay sơn đỏ, có những chiếc nhẫn đắt tiền be bé xinh xinh, và cuối cùng là bước ra khỏi cửa hàng sau khi chào tạm biệt tôi để hẹn một ngày gặp lại (mà tôi cũng không biết khi nào gặp lại).

Cuộc nói chuyện giữa tôi và chị lại bị cắt quăng bởi những cú điện thoại và những người mua hàng. Chị bỏ tôi một ḿnh với những ḍng hồi tưởng để bán buôn, tôi là người khách duy nhất của chị không phải đến đây mua bán, một người khách vừa lạ vừa quen.

Năm thứ hai đại học, chị rời khỏi trường. Hai năm chị nằm giường trên, tôi ở giường dưới. Hai năm chị nhảy lên nhảy xuống chiếc giường tầng trong kư túc xá, đi đi về về  như những cơn gió và tôi như một người giữ nhà. Tôi chép bài giúp chị, nói dối cho chị khi có người hỏi về sự vắng mặt. Rồi sau đó chị ra đi, tôi chỉ biết có thế, biết thêm những lần về chơi nhà chị,  đó là một ngôi nhà rất đẹp, rất rộng và rất đông người. Điều duy nhất ở chị mà tôi không bao giờ quên được là chị có một thân h́nh rất đẹp. Kư túc xá nữ có cái nhà tắm công cộng. Dân tỉnh lẻ nhút nhát, chỉ chờ cho ban đêm mọi người đi ngủ hết mới ḷ ḍ vào nhà tắm. Chị thích tắm ban đêm, để từ đó tôi có thể ngắm rơ ràng thân h́nh đẹp như một pho tượng, có một ṿng eo rất nhỏ vào một bộ ngực đầy đặn, vun tṛn, trắng như thạch cao. Tôi cứ ngắm hoài h́nh ảnh chị đứng dưới ṿi sen, không che đậy ǵ cả. Trong làn nước phun như mưa h́nh vóc chị như ẩn, như hiện, tôi ngắm đến ngây ngô, mụ mị để rồi buột miệng: sao thế gian này có người đẹp đến thế, sao mà thượng đế khéo tạc cho chị đến vậy. Hồi ấy, chị thường tát yêu vào má tôi: “Cái mặt mày như một đứa con nít ngây ra trước một cái bánh”. Tôi và chị thân nhau từ những lần tắm đêm ấy. Hồi đó chị chưng diện kỹ càng lắm, lớp tôi học duy nhất một ḿnh chị tô son môi, đi giày gót nhọn và thay đổi quần áo liên tục. Chị học hành tàm tạm (nếu không nói là yếu ) nhưng được cái tính xởi lởi và nhiệt t́nh, được mọi người bầu làm lớp phó lao động. Chị siêng năng những công việc hậu cần cho mọi người, bù lại chị được mọi người nhiệt t́nh kèm cặp vào những mùa thi.

Cửa hàng ngớt người, chị quay sang tôi:

- Mày nhớ anh Thành không? Hồi ấy ảnh thường kèm cặp tao giờ tự học đó..

- Nhớ, Thành dáng người cao dong dỏng, ở ngoại trú. H́nh như cũng nghỉ học giữa chừng.

- Sau tao một năm. Hồi ấy gia đ́nh ảnh khó khăn lắm: anh cả một bầy tám đứa em, ảnh nghỉ học đi làm nuôi em. Bây giờ thành đạt lắm, trong đám bạn bè tao quư và thân nhất anh Thành, một ḿnh phấn đấu vươn lên, sống chân thật với bạn bè. À, mà tại sao tao không gọi cho Thành đến đây nói chuyện với mày cho vui ….

Chị cầm lấy điện thoại, hẹn ḥ với Thành ở đầu bên kia, hỏi Thành có c̣n nhớ đến tôi. H́nh như người bên kia không h́nh dung nổi tôi là ai, tôi ra dấu cho chị đừng nói tên, cứ để cho người ta ṭ ṃ và hăm hở t́m đến. Chị nói:

- Nửa giờ nửa anh Thành đến, ảnh đang ở Tân B́nh.

Chị kể cho tôi nghe về chồng của chị, một người đàn ông không phải là người lo kinh tế chính cho gia đ́nh. Chị nói về những đứa con, mắt chị long lanh ngời sáng và đưa cho tôi những tấm h́nh có những đứa trẻ con rất đẹp. Chị nói đứa con gái đầu của chị đang học ở Mỹ, chị nói về những lo toan trên thương trường. Tôi nh́n thấy chị là một người phụ nữ thành đạt và hạnh phúc. Chị hỏi về gia đ́nh tôi, và nhíu cặp lông mày vẽ cong thật nét:

- Người cùng lớp ḿnh à? Sao hồi đó không thấy?

- Chị bỏ đi quá sớm, lúc đó em chưa biết yêu ….

- Thế bây giờ hạnh phúc không?

- B́nh thường, một cuộc sống b́nh an, tạm gọi là hạnh phúc …

- Thế là được, người ta chỉ mong một cuộc sống yên ổn.

Có người bước vào cửa tiệm, chị vồn vă:

- Lâu quá, thấy đi ngang hoài mà không ghé! Lúc này làm ǵ mà đẹp vậy?

- Em ghé để nói với chị chuyện này.

Hai người phụ nữ trao đổi câu chuyện về một người nào đó. Tôi nh́n thấy gương mặt chị có vẻ căng thẳng, h́nh như có một sự đau khổ tột độ nào đó, tôi nghe tiếng thở dài của chị. Rồi bỗng dưng đầu chị cúi xuống, mái tóc dài vẫn c̣n đen nhánh xỏa xuống hai bên vai, chị đưa tay nâng lấy mặt, cómôt giọt nước mắt rơi xuống, giọng nghèn nghẹn chị nói với tôi:

- Một cô bạn thân có một đứa con năm nay 12 tuổi, hôm tết vừa rồi cổ bị sưng một cái hạch, đi khám, xét nghiệm hôm nay có kết quả ung thư giai đoạn hai, tội nghiệp con bé xinh xắn và học giỏi. Đau ḷng nhất là bố nó vừa mới mất năm ngoái, mới giỗ đầu hồi tết.

Những nét buồn trên khuôn mặt tương phản với vẻ hạnh phúc khi chị khoe với tôi chị có ba đứa con và rất thích em bé, tôi đọc được nỗi buồn đó một cách thật ḷng. Hai người phụ nữ im lặng, có một người dựng xe và bước vào cửa hàng, chị nói nhỏ với tôi:

- Thành đó, hai người nói chuyện đi.

Thành không nhận ra tôi, thời gian mà, nếu nói một cách phóng đại: gần một phần tư thế kỷ chớ ít đâu. Có biết bao nhiêu người Thành đă gặp trong cuộc sống, tôi cũng chỉ là một trong vô số những người đó; có những người buộc phải nhớ, có những người qua đi như một cơn mưa bóng mây, làm sao nhớ hết những cơn mưa bóng mây đi qua cuộc đời? Tôi gợi ư với Thành bằng một loạt tên: Hồng, Hoa, Hương, Thảo …. Vẫn một cái lắc đầu:

- Nhớ mặt nhưng không nhớ nổi tên.

Tôi cố click vào bộ nhớ của Thành một lần nữa:

- Người luôn luôn ngồi ở đầu bàn thứ nhất, dăy giữa.

Gương mặt Thành giăn ra:

- Một cái tên thật đẹp mà sao ḿnh lại quên ….

Thành châm điếu thuốc, chị nhanh chóng đưa một cái gạt tàn, giọng trách cứ nhè nhẹ:

- Thời buổi này mà c̣n hút thuốc ….

Tôi hỏi Thành về cuộc sống hiện tại dù đă biết khá rơ bởi những thông tin do chị cung cấp. Thành hỏi về công việc của tôi và nói về thành phố tôi đang sống. Thành nói về một mối t́nh cũ ngày xưa ở trong lớp với một người con gái đẹp nhất lớp. Ngày ấy, tôi ít biết về cuộc sống của bạn bè ngoại trú, thành ra những điều Thành kể đối với tôi hoàn toàn xa lạ. Thành nói ngày ấy Thành cũng ít  chú ư đến tôi, dễ hiểu thôi, một con bé quê mùa, suốt ngày chỉ biết chúi mũi vào sách vở, chút lăng mạn của tôi ngày ấy chỉ là đêm hôm khuya khoắt ôm cây đàn ghi ta ra ngồi ngoài hành lang khu KTX khảy từng tưng hay đi lang thang trong sân trường, mà những điều ấy hoàn toàn xa lạ với dân ngoại trú. Hồi ấy, tôi đâu thuộc đám bạn bè có nhiều việc phải lo toan như Thành, tôi chỉ có một việc duy nhất: học để tốt nghiệp ra trường. Cuộc sống của tôi ngày ấy, và cả bây giờ nữa cũng luôn xa lạ với Thành, với chị: lạc lơng giữa đám đông, lạc lơng giữa tiền bạc, giữa thời buổi phải làm ăn kinh tế…..

Tôi nh́n đồng hồ tay, Thành nh́n đồng hồ tay, chị nh́n đồng hồ trên tường ….Bạn cũ, lâu ngày gặp nhau, nỗi mừng vui hay thảng thốt rồi cũng qua, mỗi người một cuộc sống riêng phải bận bịu lo toan. Thành phố này không phải là thành phố để tôi có hàng giờ ngồi nh́n mông lung ra cửa, hay có một không gian êm đềm đề hồi tưởng. Th́ giờ của thành phố này là tiền bạc, là sự quay cuồng v́ sinh kế đến chóng mặt. Đă đến lúc tôi cũng phải đi, Thành cũng phải đi cho chị tiếp tục việc mua bán, mặc cả, kỳ kèo, cam kết với khách hàng …. Tôi nhờ Thành chở tôi đến Bảo tàng Mỹ thuật, chị  tṛn mắt nh́n tôi như nh́n một người nào đó từ hành tinh khác đến:

- Quan tâm đến hội họa à?

- Không hẳn, sẵn vào đây đang có cuộc triễn lăm mỹ thuật toàn quốc, nghe nói hoành tráng lắm, không ghé đến th́ lại tiếc, tánh em lúc nào cũng tiếc, dân tỉnh lẻ mà…

Chị tiễn tôi và Thành ra cửa, ba  chúng tôi c̣n nói chuyện một lúc nữa. Con người ta luôn có những phút lưu luyến khi chia tay, cho dù trước đó có lúc đă ngấy đến tận cổ ….. Chị tḥ tay vào túi áo của Thành nhón ra một thỏi chewing-gum:

- Từ năy giờ giấu …..

Rồi cười thật to, tiếng cười nghe sao gịn giă và thật trẻ trung, tôi lại cảm thấy ḿnh vụng về và thô kệch trước  tiếng cười ấy. Chị nói thêm với Thành khi chiếc xe đă bắt đầu vào số:

- Bớt nhậu đi nghe. Nhậu rồi hút thuốc, lúc này ông gầy quá đó …..

Một câu nói thật ḷng, tôi lại chợt thấy có cục nghẹn ở cổ (sao mà con người dễ xúc động), tôi hiểu sự thân t́nh hai người những năm ít oi ở đại học và trong tôi chợt vỡ ra: chị đó, vẫn luôn là thế, một người lớp phó chăm chút lo lắng cho mọi người ngày nào, một người phụ nữ bươn chải trên thương trường và rất thích  em bé. Tôi chợt hiểu những điều tôi không bao giờ có được …

Tôi và Thành c̣n nói chuyện một lúc lâu nữa trước Viện Bảo tàng. Lúc nào tôi cũng muốn níu kéo thời gian, ngày xưa mẹ tôi vẫn thường mắng về cái tội nói chuyện với bạn bè kéo dài lê thê từ trong nhà ra tận ngoài ngơ …. Những mâu thuẫn trong con người tôi muôn đời vẫn thế; đi qua  hơn nửa cuộc đời lúc nào cũng muốn níu kéo, mà chỉ luôn níu kéo những điều vô vọng…. Như một cái bắt tay để chia tay, tôi luôn luôn là vậy, người ta bắt tay khi gặp nhau c̣n tôi th́ ngược lại ……

Tôi lang thang trong Viện bảo tàng thật rộng, lướt qua những bức tranh để rồi thấy ḿnh chẳng nh́n ǵ cả. Dừng rất lâu trước bức tranh một người con gái có mái tóc xơa dài, tự nhiên mắt tôi lóa đi, h́nh ảnh một người con gái không mặc ǵ cả đứng dưới ṿi hoa sen hiện ra, mờ mờ, ảo ảo, bộ ngực nhọn, ṿng eo thật nhỏ và một cái bụng phẳng ĺ …  Quá khứ như một đoạn phim quay lại thật nhanh. Tôi giật ḿnh khi nghe một câu nói bên tai:

- Cô nghĩ  ǵ về bức tranh này?

Có một người đàn ông đứng cạnh đang chờ ở tôi một câu trả lời. Tôi lắc đầu. Người đàn ông tự dưng huyên thiên một hồi với tôi về lịch sử của bức tranh. Tôi cố gắng lắng nghe mà không biết ḿnh nghe ǵ …. Nh́n cái máy h́nh tôi đang cầm ở tay, người đàn ông ngơ ư muốn giúp tôi chụp một tấm h́nh bên cạnh bức tranh. Tôi luôn gặp những ḷng tốt hiếm thấy trong cuộc đời.

Tôi lên tiếp tầng trên của ngôi nhà. Có những tác phẩm nghệ thuật từ thời cổ đại, từ những năm tháng xa xôi. Những tượng gỗ xỉn màu, có vết nứt thời gian, h́nh ảnh con người trong quá khứ. Ở đây lưu lại quá khứ cho hiện tại nh́n ngắm, tự nhiên tôi muốn liên tưởng với một sự so sánh thật khập khiểng: tôi đang lưu lại trong kư ức của ḿnh một t́nh bạn cũ gặp lại như một thoáng qua. Có hai cậu sinh viên đang ngồi trên bộ ghế gỗ đặt giữa căn pḥng, tôi nhờ một cậu chụp cho tôi tấm ảnh đứng bên cạnh hai ông Thành hoàng ở thế kỷ 19. Môt cậu hỏi tôi:

- Chắc chị không ở thành phố này?

Tôi gật đầu.

- Thế chị ở đâu?

- Ở Nha Trang.

Môt tiếng reo ̣a vỡ:

- Em cũng ở Nha Trang.

Tôi nh́n thấy ḿnh hơn hai mươi năm về trước, lạc lơng và rụt rè khi bước chân đến thành phố này lần đầu tiên. Ở đây tôi gặp chị, gặp Thành và có rất nhiều bạn bè, để bây giờ có một quá khứ để hồi tưởng. Có một sự trùng lặp nào đó khi tôi đang đứng giữa một nơi đong đầy quá khứ? Tôi đến bên cửa sổ và nh́n xuống khuôn viên Viện Bảo tàng, phía hành lang bên kia cómột nhóm người đang quay phim. Họ đang làm công việc tái tạo lại quá khứ để dành cho tương lai. Phía bên ngoài Viện bảo tàng người ta vẫn nhộn nhịp cảnh bán mua, tôi đứng lại và nh́n ngắm khu vực bùng binh của trung tâm thành phố, bỗng dưng tôi thấy nó đẹp lạ lùng  mà bao nhiêu năm ở thành phố này, rồi đến, rồi đi tôi chưa bao giờ nhận ra.

 


Truyện ngắn


Home

Khởi đăng: 20/4/2002 - Cập nhật: 1/11/2008