Nước mắt Người Chiến Thắng
Alex Dihes
Câu chuyện này không phải là của tôi. Tôi cũng thừa
nhận là tôi không có quyền làm ra vẻ ḿnh là tác giả của nó. Nó như một câu
chuyện đùa. Cái hài hước đầy nước mắt của nó đă cào vào tim tôi, để lại
trong tôi một nỗi đau bất tận. Cái đau quá thấm thía đến nỗi tôi không thể
nào giữ nó cho riêng ḿnh nữa nên đành phải thổ lộ ra.
*
Công tŕnh chúng tôi đang nghiên cứu trong pḥng thí nghiệm thật hứng thú
và vô cùng ư nghĩa đối với nghề nghiệp của tôi. V́ vậy, đêm qua, tôi đă về
nhà khá muộn. Mệt lả người, tôi không ăn tối mà lăn ra ngủ không c̣n biết
trời trăng mây nước ǵ nữa. Khi tôi tỉnh giấc trời vẫn c̣n tối bên ngoài cửa
sổ. Tôi ṃ t́m chiếc đồng hồ báo thức, vốn là kẻ thù mỗi buổi sáng của ḿnh.
Những cây kim đồng hồ đă chỉ quá năm giờ sáng. Tỉnh giấc vào một giờ bất
tiện như vậy thật là bất thường đối với tôi. Một cảm giác tôi đă quên mất
một điều ǵ đó quan trọng đang khuấy động tôi và không cho tôi rơi vào giấc
ngủ trở lại. Tôi lắc lắc đầu và chợt thấy ḿnh đă nhớ ra. Ôi trời đất ơi!
Hôm nay ngày mồng Tám tháng ba. Ngày quốc tế phụ nữ. Quá say mê với công
việc trong pḥng thí nghiệm mà tôi đă quên mua quà cho vợ. Tôi liếc sang bên
trái. Cô ấy vẫn đang ngủ say.
Tôi thức dậy, tắm rửa, cạo râu và đốt một điếu thuốc. Duyệt qua hết tất cả
thứ, tôi phải cân nhắc những phương án phù hợp để thoát khỏi t́nh huống khó
khăn này một cách đường đường chính chính nhất. Bây giờ lại mới sáu giờ
sáng. Các cửa tiệm vẫn c̣n đóng cửa. Các cơ hội để chọn lựa quá ít ỏi. Tôi
dừng lại ở quyết định, ghé một chợ quê hẻo lánh phía sau cửa hàng tạp phẩm
để mua vài bông hoa – một bó hồng rực rỡ, nếu như tôi gặp may.
*
Tôi khoác đồ thể dục, túm lấy ví tiền và nhào ra đường. Chà, thật là đầy ư
nghĩa. Trời lạnh muốn phát điên. Gió táp vào mặt tôi, xuyên qua quần áo thấm
lạnh vào toàn bộ cơ thể như ngàn cây kim châm.
Tại khu chợ nhỏ, được che chắn bởi cái tiệm tạp hóa nên bớt gió. Nơi đây
gần như chưa họp chợ. Chỉ mới có hai người bán thịt
và rau bên cạnh một cái xô đựng hoa Mimosa. Chủ nhân của xô hoa không có ở
đó. Tôi nh́n quanh. Đứng ngay bên cạnh đó, nhấp nha nhấp nhổm một người đàn
ông gầy nhom, hiển nhiên cũng đang chờ để mua vài bông hoa. Như đoán được
câu hỏi của tôi, ông nói:
“Bà ấy đi hồi năy giờ rồi mà hổng nói ǵ”.
Một bà bán thịt quay sang chúng tôi:
“Mấy ông à, bả quay lại bây giờ. Bả đi… , mấy ông biết bả đi đâu mà”
Trong khi chờ đợi, tôi kín đáo liếc quan sát người đàn ông. Trông ông ta
có vẻ ốm yếu. Ông vừa già vừa không lấy ǵ làm khoẻ. Cái lạnh làm tay ông
tím tái. Tôi có thể thấy ông đang lạnh cóng, tuy nhiên ông vẫn chịu đựng
đứng chờ, không chịu cho hai tay vào trong túi áo choàng
Tôi lấy ra một gói thuốc lá và đưa mời ông già. Một nụ cười lịch thiệp nở
trên môi xanh tái của ông
“Cảm ơn ḷng tốt của anh, tôi không hút thuốc, tôi chưa bao giờ hút cả,
anh ạ.”
Tôi đốt một điếu thuốc và nhanh chóng đút hai bàn tay lạnh giá của ḿnh
vào trong găng tay
“Trời lạnh khủng khiếp”. Tôi nói trống không
“Tôi cũng không uống rượu anh ạ, tôi thiệt là một thằng nhà quê”, ông già
nói với vẻ có lỗi, mặc dù tôi không hỏi ông về điều đó
Ông già ăn mặc có vẻ chải chuốt. Tôi có thể thấy ông đă cố diện hết sức
ḿnh trong cái ngày lễ đặc biệt này. Một cái áo choàng đi mưa vá víu, chỉ
phù hợp với cơn mưa phùn mùa hè, đă quá cũ nhưng được giặt sạch sẽ. Chiếc
quần dài ông đang mặc quá ngắn và được khâu lên ở phía dưới lai quần để dấu
đi những nếp sờn, tuy nhiên đường li được ủi phẳng phiu sắc như dao. Ông ta
hiển nhiên là một con người kiêu hănh. Ông nghèo và hom hem, tuy nhiên ông
đă gắng hết sức để không lộ ra điều đó. Mặc dù trời lạnh nhưng ông đă không
cài nút cổ áo choàng lại, để lộ ra mấy hàng mề đay và huy chương trên ngực
áo. Ngày hôm nay là ngày đặc biệt đối với ông, và ông muốn làm nổi bật điều
đó bằng cách phục sức của ḿnh. Đôi giày của ông được đánh bóng kỹ lưỡng.
Tôi suưt nữa nói một câu bông đùa về cái vẻ láng bóng của chúng, nhưng một
cơn nghẹn dâng lên cổ họng làm tôi nghẹt thở và quay đi. Đôi giày, hư đă quá
lâu, được niềng lại bằng một sợi dây thép để giữ chặt đế. Đôi chân của ông,
không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, đă tê cóng từ lâu v́ giá lạnh
*
Chủ nhân của những bông hoa là một người đàn bà phốp pháp đă xuất hiện.
Mặt bà ta đỏ bừng và nóng. Đôi mắt hơi giống như mắt heo nh́n lom lom với
một vẻ nghi ngờ.
“Cái đồ lang thang kia vẫn c̣n đứng đó hả?” người đàn bà quát vào mặt ông
già. “Cha nội muốn ǵ đây? Tui không có làm từ thiện nghen”
Người đàn ông bước đến gần hơn,
“Xin lỗi, thưa bà, tôi xin lỗi, tôi không dám quấy rầy bà. Tôi cũng không
xin bà cái ǵ cả. Tôi có tiền mà, nếu có thể, cho tôi mua vài bông hoa. Xin
bà vui ḷng”
“Đi ra kia, con chó già. Mấy người coi đó. Mới mở hàng lại gặp đồ say xỉn.
Tui không có bán cho mấy thằng bợm nhậu”
“Tôi xin lỗi, thưa bà, tôi không phải là thằng bợm nhậu. Tôi chỉ muốn mua
vài bông hoa cho vợ tôi. Bà ấy đang bịnh, bịnh rất nặng. Bà ấy sắp qua đời
rồi (Giọng người đàn ông bắt đầu run lắp bắp). Đây sẽ là những bông hoa cuối
cùng của cuộc đời bà ấy”. Ông già đang gắng sức một cách lạ thường để không
khóc.
“Làm ơn đi bà, một nhánh nhỏ bao nhiêu?”
“Bán cho cha nội hả, đồ xấu xa. Năm rúp. Mà không, tui vừa nói ǵ vậy,
mười. Mười rúp”
Sức nặng của giá tiền đè sụp ông già. Sửng sốt và lúng túng, ông móc ra
khỏi ví một nắm tiền nhỏ với một nụ cười trẻ thơ vô vọng và mở ra:
“Đây, tôi có tám rúp. Tôi chỉ có tất cả bao nhiêu đó”
“Tám rúp. Há há. Mấy người coi ḱa. Chả đốt hết tiền vào rượu vốt-ka rồi
đưa tui có tám rúp quèn mà đ̣i mua mấy bông hoa tươi roi rói này để tặng cho
con chó cái của chả”.
Ông già nhắm mắt lại và một giọt nước mắt lăn xuống khuôn mặt già nua
thống khổ.
“Tôi xin lỗi, thưa bà, bà có cành nào tám rúp không, một bông nhỏ cũng
được. Đó là mua cho vợ tôi. Bà ấy bịnh nặng sắp qua đời. Đây có thể là một
ngày lễ cuối cùng trong cuộc đời bà ấy.
“Được rồi cha nội, làm tui cũng muốn khóc. Nếu cha nội mua cho vợ, cùng là
phụ nữ, tui cũng thông cảm” Bà ta đào trong cái xô và lôi ra một cành xấu xí
gần như không có lá không có hoa. “Cái này cho vợ ông nè. Hôm nay tui như
vậy là tử tế lắm rồi đó”
Ông già cầm lấy bông hoa và đưa cho bà ta tám rúp. Ông lấy từ trong túi ra
một tờ báo và gói kho báu nhỏ bé của ḿnh lại. Trong khi níu tờ báo với đôi
bàn tay run rẩy, gió thổi rơi rớt những cánh hoa c̣n lại và làm găy gập cành
hoa. Ông già nắm lấy những mảnh rơi rớt đó trong tay và kéo lê chân bước đi.
Bà bán bông làm một vẻ nhăn mặt với mọi người xung quanh ra vẻ là ḿnh vừa
buôn bán với một thằng ngốc và quay sang tôi t́m sự ủng hộ.
“Anh thấy tui nói với cha nội đó chứ? Tay chả quen cầm chai hơn là cầm
cành hoa héo.Vợ. Bà vợ đau ốm. Tôi biết tất cả các tṛ lừa đảo rác rưởi này”
“Này, ông già, đợi chút”. Tôi réo gọi người đàn ông. Tất cả những căm hờn
dồn nén trong cổ họng, thoát ra qua giọng nói của tôi. Tôi cảm thấy ḿnh
đang là một con rắn đầy ắp nọc độc. Đứng thẳng người trước mụ đàn bà và nh́n
thẳng vào con người xấu xa của mụ, tôi rít lên:
“Bà, đồ súc vật xấu xa. Bà đă làm ǵ ông già đó hả. Ông ta đă chiến đấu
cho bà, cho những bông hoa hôi thối của bà, và bây giờ bả đối xử với ông ta
như cứt vậy hả. Chính bà mới là đồ chó cái xấu xa. Tôi muốn bóp cổ bà chết
ngay bây giờ. (Con mụ chó cái lùi về phía sau hết sức sợ hăi). Cái xô đó bao
nhiêu tiền?”
“Xô? Anh muốn mua cả xô hả. Tôi không biết. Tôi không biết. Anh muốn ǵ ở
tôi. Tôi chỉ là người đàn bà nghèo khổ. Ai cũng có thể ăn hiếp tôi. Tôi sẽ
gọi cảnh sát”. Bà ta rít lên”
“Ba trăm rúp đủ chưa? Nói mau đồ súc sinh. Sao bà không gật đầu hả? Đủ
không? Đủ, hay không? Đây là năm trăm”
Tôi nhét tiền vào hai tay bà ta và lấy hoa.
“Nghe này ông già, hoa này là của ông. Cầm lấy đi”.
“Tôi không thể. Tôi không thể. Tôi không thể. Làm sao tôi có thể giải
thích với vợ tôi? Có ai đó thương hại tôi như là một người ăn xin khốn nạn”
“Bố già ạ, bố hăy nói với bà ấy là hai người ông của cháu đă tử trận ở Thế
chiến thứ Hai. Và đây là biểu hiện nhỏ nhoi của ḷng biết ơn của cháu với
họ. Cầm đi mà. Hăy v́ cháu mà cầm đi, như là một ân huệ cho cháu vậy.
Ông già cầm nhưng bông hoa, môi ông run rẩy nhưng ông không thể nói một
lời nào.
*
Đi cùng ông đến cạnh cửa tiệm tạp hóa, tôi chợt nhận ra tiệm đă mở cửa từ
hồi nào rồi.
“Vào đây đi” Tôi đề nghị
“Chi vậy?” Ông già hỏi. “Tôi phải về nhà ngay, bà ấy chỉ có một ḿnh”
“Chỉ một chút cho ấm thôi mà. Cháu lạnh cóng trong xương. Vào đi mà”
Tôi kéo cánh tay ông già.
“Đợi cháu nơi lối ra nhé. Cháu mua vài điếu thuốc. Không lâu đâu. Đừng đi
đâu nhé”
Tôi mua một cái bánh lớn. Một chai sâm banh và một số thực phẩm ngon.
Khi tôi đến gần, ông già đang đứng nh́n ra bên ngoài. Tôi chạm vào vai
ông,
“Đây nè, cầm lấy đi bác. Đừng nói ǵ. Cháu xin bác. Hăy cầm lấy và tha thứ
cho chúng cháu, nếu bác có thể.
Ông già lắc đầu và quay hẳn người đi. Ông vội vă kéo chiếc khăn tay và
chùi lên mặt. Hai vai ông run rẩy. Tôi cũng không thể chịu đựng thêm nữa.
Tôi đặt những cái túi hàng dưới chân ông và chạy ào ra khỏi tiệm. Trong khi
chạy, nước mắt tuôn tràn trên mặt tôi.
Tôi đang chạy khỏi điều ǵ vậy? Chạy khỏi sự bất công trên thế giới này
chăng? Vâng, tôi muốn vậy. Nếu vậy, tôi có thể chạy đi dâu? Hăy nói cho tôi
biết đi, hỡi người.
Nhị Tường
dịch
|