Gă bán dạo người Cabul
Rabindranath Tagore
Mini, con gái 5 tuổi của tôi
không thể sống mà không huyên thiên suốt ngày. Tôi thật sự tin rằng suốt
cuộc đời của nó không hề phí một phút giây im lặng. Mẹ nó thường phiền ḷng
về điều này và hay cắt ngang những câu chuyện ngây ngô đó, nhưng tôi th́
không. Mini mà im lặng là điều không b́nh thường, và tôi không thể chịu được
lâu. V́ vậy những câu chuyện riêng giữa tôi và Mini luôn luôn sôi nổi.
Chẳng hạn như một buổi sáng
khi tôi đang viết dở dang chương thứ 17 cuốn tiểu thuyết mới của ḿnh, Mini
bé nhỏ của tôi lại lẻn vào pḥng, đặt tay lên tay tôi và nói: “Ba! Chú bảo
vệ Ramdayal gọi con quạ là con quọa! Chú ấy chẳng biết ǵ hết phải không
ba?”
Trước khi tôi có thể giải
thích sự khác biệt giữa các ngôn ngữ trên đời này th́ nó đă chuyển sang một
đề tài khác: “Ba nghĩ sao hả ba, Bhola nói rằng v́ có một con voi trên mây
lấy ṿi phun nước nên mới có mưa!”
Thế rồi trong khi tôi đang
định trả lời câu hỏi đó th́ nó lại phóng sang đề tài khác:
“Ba ơi! Mẹ có họ hàng như
thế nào với Ba?
“Là cô em gái thân yêu của
Ba theo luật pháp” tôi bỗng dưng nói thầm với ḿnh nhưng lại ngoài mặt tỏ vẻ
nghiêm nghị trả lời: “Đi chơi với Bhola đi Mini, Ba đang bận”
Cửa sổ pḥng tôi nh́n ra
đường. Con bé ngồi dưới chân tôi bên cạnh bàn, nhẹ nhàng chơi lấy tay gơ
trên đầu gối. Tôi đang chăm chú trong chương 17, khi nhân vật nam chính
Protrap vừa bắt được nhân vật nữ chính Kanchanlata trong cánh tay và cùng
với nàng sắp trốn thoát qua cửa sổ tầng thứ ba của lâu đài th́ bỗng Mini
nghỉ chơi chạy ra cửa sổ:
"—A! ông Cabul! ông
Cabul!" Chắc chắn dưới đường có gă bán dạo người Cabul đang chậm răi đi
ngang. Gă mặc bộ đồ dân tộc thùng th́nh nhếch nhác, đội cái khăn xếp, lưng
đeo cái túi, tay cầm mấy hộp nho khô.
Tôi không biết con gái tôi
nghĩ ǵ khi nó nh́n thấy gă đàn ông này, nhưng nó lại bắt đầu gọi gă thật
to. “Chà, tôi nghĩ, gă sẽ vào nhà và cái chương mười bảy của ḿnh sẽ dở dang
nữa rồi!”
Ngay lúc đó gă Cabul quay
lại và ngước nh́n con bé. Thấy vậy, nó hoảng hồn chạy đến mẹ nó để được mẹ
bảo vệ. Nó ngây thơ tin rằng trong cái bị gă đeo trên vai sẽ có hai hoăc ba
đứa trẻ như nó. Trong khi đó, gă bán dạo đă bước vào nhà và mỉm cười chào
tôi.
Vẫn chưa ổn định được hai
nhân vật nam nữ chính của ḿnh, nên thôi thúc đầu tiên trong tôi là dừng lại
để mua một thứ ǵ đó v́ đă gọi gă vào. Tôi mua một vài món và gợi chuyện về
Abdurrahman, về người Nga, người Anh và về chính sách biên giới.
Khi sắp đi ra, gă hỏi: “Con
bé đâu rồi, thưa ông?
Và tôi, nghĩ rằng cần phải
làm cho Mini hết sợ nên đă cho đem cô bé ra. Nó đứng bên ghế tôi và nh́n gă
Cabul và cái bị của gă. Gă cho nó hạt dẻ và nho khô, nhưng nó vẫn không bị
cám dỗ mà c̣n bíu chặt lấy tôi hơn, càng cảnh giác hơn.
Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên
giữa gă và nó.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau,
một buổi sáng khi tôi đang ra khỏi nhà, tôi giật ḿnh khi thấy Mini đang
ngồi trên chiếc ghế nhỏ cạnh cửa nói cười, c̣n gă Cabul to lớn đang ngồi
dưới chân nó. Dường như suốt đời nó chưa bao giờ t́m được một ai kiên nhẫn
lắng nghe như vậy ngoài cha nó. Và cái vạt áo của nó chất đầy quả hạnh và
nho khô, món quà của người khách. “Sao ông lại cho cháu những thứ này?” Tôi
nói và lấy ra một đồng tám anna đưa cho gă. Gă nhận tiền không ngần ngại và
nhét vào túi.
Than ôi, một giờ sau khi tôi
quay lại , tôi thấy đồng tiền bất hạnh này tai hại gấp đôi giá trị của nó,
v́ gă Cabul đă đem cho Mini; và mẹ nó vừa nhác thấy cái vật tṛn sáng loáng
ấy đă nhảy bổ tới con bé mà vặn hỏi: “Con lấy đồng tám anna này ở đâu?”
“Ông Cabul cho con”, Mini
phấn khởi trả lời.
“Ông Cabul cho con à! Mẹ nó
la to v́ quá sốc “Mini, sao dám cầm tiền của ông ấy?”
Ngay lúc ấy tôi bước vào,
cứu nguy cho con bé và bắt đầu tự ḿnh điều tra sự việc.
Tôi phát hiện đây không phải
là lần thứ nhất hay thứ nh́ họ gặp nhau. Gă Cabul đă chinh phục được sự sợ
hăi trước đây của con bé, mua chuộc nó bằng hạt dẻ và hạnh nhân, và giờ đây
họ trở thành đôi bạn thâm t́nh.
Họ có những câu chuyện đùa
ngộ nghĩnh, mà họ rất khoái. Ngồi trước mặt gă, nh́n xuống thân h́nh dềnh
dàng của gă, Mini nhỏ bé mà đường bệ thường cười tít mắt và gợi chuyện: “Này
Cabul, ông có cái ǵ trong bị vậy?”
Và gă sẽ trả lời với cái
giọng mũi của người miền núi: “Một con voi đấy!”
Có lẽ không có ǵ buồn cười
cho lắm, nhưng cả hai đều thích thú với sự dí dỏm đó. C̣n đối với tôi, câu
chuyện giữa một đứa bé với một người lớn bao giờ cũng có cái ǵ đó lư thú.
Thế rồi, đến lượt gă Cabul
cũng không chịu lép: “Này bé con, khi nào th́ bé về nhà ông nhạc vậy?
Hầu hết các cô gái Bengal
đều sớm nghe chuyện về nhà chồng; nhưng chúng tôi, vốn hơi tân tiến nên
không cho con biết những điều này, và Mini hơi bối rối trước câu hỏi như
thế. Nhưng nó không để lộ ra mà khéo léo trả lời ngay: "Ông có đến đó
không?"
Tuy nhiên, hầu hết những
những ai thuộc lớp người như gă Cabul đều biết rơ rằng cái chữ “nhà ông
nhạc” có hai nghĩa. Đó là nói trại ra, để chỉ nhà tù, nơi người ta được chăm
sóc chu đáo mà miễn phí. Ắt hẳn gă bán dạo hiểu câu hỏi của con gái tôi theo
nghĩa này. Gă nói và vung nắm tay như trước một cảnh sát vô h́nh: “Á, ta sẽ
cho ông nhạc một trận!” . Nghe vậy và h́nh dung ra cái vẻ thảm hại của nhân
vật liên quan, Mini phá ra cười và người bạn đáng gờm của nó cũng cười theo.
Dạo đó là những buổi sáng
mùa thu, vào cái thời điểm trong năm mà những vị vua xưa thường đi viễn
chinh; c̣n tôi, tôi không bao giờ rời khỏi cái góc nhỏ ở Calcutta, mà chỉ để
cho tâm trí ḿnh ngao du khắp thế giới. Chỉ nghe đến tên một xứ sở nào là
tâm hồn tôi vươn tới đó, và thoáng thấy một người một ngoại quốc nào trên
đường, là tôi dệt nên viễn mộng với những núi rừng thung lũng xa xôi, với
một căn nhà và cuộc sống phiêu bồng tự do của anh ta. Có lẽ khung cảnh viễn
du cứ hiển hiện trước mắt tôi, cứ tái hiện càng lúc càng sinh động, bởi v́
tôi đă sống cuộc đời như cỏ cây, nên tiếng gọi của viễn du giục giă tôi như
tiếng sét. Sự hiện diện của gă bán dạo Cabul ngay tức khắc đưa tôi đến những
ngọn núi cằn cỗi, những đường đèo ngoằn ngoèo cheo leo cao ngất. Tôi có thể
thấy đoàn lạc đà chở hàng hoá và những thương nhân đầu chít khăn mang những
khẩu súng cổ quái cùng giáo mác trên đường xuôi về b́nh nguyên. Tôi có thể
thấy… nhưng những lúc như thế th́ mẹ của Mini sẽ chen vào, không thôi nhắc
chừng tôi: “coi chừng cái gă đó”.
Tiếc rằng mẹ của Mini là một
phụ nữ rất nhút nhát. Bất kỳ nghe thấy tiếng ồn ào trên đường, hoặc thấy
người ta đi về phía nhà ḿnh, nàng luôn kết luận rằng, họ nếu không là kẻ
cướp, th́ cũng là người say, hoặc rắn độc hay hỗ dữ, hoặc bệnh sốt rét hay
truyền nhiễm ǵ đó.Thậm chí là đă trải qua bao nhiêu kinh nghiệm trong đời
vậy mà nàng không thôi sợ hăi. V́ thế nàng rất nghi ngại gă Cabul, và luôn
nhắc tôi cảnh giác về gă.
Tôi cố cười để nỗi sợ của
nàng nhẹ nhàng tan biến, nhưng thể nào nàng cũng sẽ quay người lại nghiêm
nghị hỏi tôi những câu: “Trẻ con không bao giờ bị bắt cóc hả?” “Chẳng lẽ chế
độ nô lệ ở Cabul là không có thực sao?” “Cái gă to xác này có thể mang đứa
nhỏ đi cũng là chuyện ngớ ngẩn sao”
Tôi nhấn mạnh rằng chuyện đó
không phải không có, nhưng cũng không dễ dàng xảy ra. Dù vậy cũng không đủ
thuyết phục và nỗi âu lo của nàng vẫn đăng đẳng. Tuy nhiên, v́ đó chỉ là nỗi
lo vớ vẩn nên không thể ngăn cấm gă bán dạo đến nhà, và sự thân thiết của
đôi bạn vẫn tiếp diễn.
Mỗi năm một lần vào khoảng
giữa tháng giêng, Rahmun- gă bán dạo người Cabul có tục lệ trở về quê quán,
nên trong khoảng thời gian này gă rất bận đi từ nhà này đến nhà khác để thu
nợ. Vậy mà, năm nay gă vẫn luôn có thời gian đến thăm Mini. Người ngoài cuộc
hẳn sẽ cho rằng giữa hai người đang có một âm mưu ǵ đó, v́ khi không đến
được buổi sáng th́ gă lại xuất hiện vào buổi tối
Ngay cả tôi thỉnh thoảng
cũng hơi ngạc nhiên khi thấy bóng dáng cao lớn, áo quần thùng th́nh, vác đầy
bao bị trong góc pḥng tối; nhưng khi Mini chạy ra cười chào đón: “A, ông
Cabul! ông Cabul!” và đôi bạn vong niên lại ngập trong tiếng cười và những
câu đùa cố hữu của họ, tôi lại cảm thấy an tâm
Một buổi sáng, trước khi gă
về quê vài ngày, tôi đang sửa chữa những bản thảo trong pḥng làm việc của
ḿnh. Trời lạnh giá. Những tia nắng luồn qua cửa sổ rọi vào chân tôi một
chút ấm áp nhẹ nhàng dễ chịu. Lúc ấy gần tám giờ, những người bách bộ đầu
đội mũ cũng đang trở về nhà, bỗng tôi nghe có tiếng huyên náo trên đường.
Nh́n ra, tôi thấy Rahmin đang bị hai cảnh sát kèm hai bên dẫn đi. Phía sau
họ là một lũ trẻ hiếu kỳ. Có những vết máu trên áo quần của gă Cabul và một
trong hai cảnh sát cầm một con dao.Vội chạy ra, tôi níu mọi người để thăm ḍ
tin tức. Mỗi người kể một ít, tôi ghép lại và biết được một người láng giềng
nào đó đă mắc nợ gă bán dạo một chiếc khăn choàng Rampuri, nhưng lại không
nhận và trong khi hai bên đôi chối, Rahmun đă đấm hắn. Giờ đây, trong cơn
phấn uất, kẻ bị bắt đang thóa mạ kẻ thù ḿnh không tiếc lời lẽ nào th́ đột
nhiên từ hành lang nhà tôi, Mini bé nhỏ xuất hiện và la lên như mọi khi: “A,
ông Cabul, ông Cabul!”. Khuôn mặt Rahmun sáng lên khi quay nh́n con bé. Hôm
nay gă không có mang bao bị nên nó không thể nói về đề tài con voi với gă,
v́ vậy ngay tức khắc nó chuyển sang câu hỏi kế tiếp: “Ông đang đến nhà ông
nhạc đó hả?”. Rhamin cười đáp: “Ừ, ta đang đến đó bé con a!”. Thế rồi nhận
thấy câu trả lời không làm cho con bé vui, gă giơ đôi tay bị c̣ng lên nói:
“Lẽ ra ta đấm cho ông nhạc một trận, nhưng tay bị xích rồi!”
Với tội cố ư hành hung,
Rhamun bị kết án vài năm tù.
Thời gian qua đi và không ai
nhớ đến gă. Chỉ c̣n lại công việc quen thuộc ở xứ sở quen thuộc này, cái ư
nghĩ về con người tự do miền sơn cước đang ngồi trong nhà tù hiếm khi xuất
hiện trong trong tôi. Thậm chí Mini hồn nhiên của tôi, cũng quên mất người
bạn già của ḿnh, tôi thật xấu hổ khi phải nói vậy. Cuộc sống của nó giờ đây
đầy những bạn mới
Càng lớn, nó càng để nhiều
thời gian cho những cô bạn gái. Nó dành nhiều th́ giờ cho bạn bè đến nỗi
hiếm c̣n thời gian đến pḥng tôi như trước kia. Tôi hầu như không có dịp tṛ
chuyện với nó.
Nhiều năm trôi qua. Mùa thu
lại đến và chúng tôi chuẩn bị lễ cưới cho Mini.Lễ cưới sẽ cử hành vào dịp lễ
Puja. Khi nữ thần Durga trở về nhà chồng ở núi Kaila, th́ cái vầng sáng của
gia đ́nh tôi cũng dời gót về nhà chồng, để lại ngôi nhà cha ḿnh ch́m trong
bóng tối.
Hôm ấy trời trong sáng. Sau
những cơn mưa, không khí trong lành, và những tia nắng trông như vàng tinh
khiết. Nắng rực rỡ đến nỗi những bức tường nhớp nháp dọc các con hẽm ở
Calcutta cũng trở nên sáng rỡ. Từ sáng tinh mơ, tiếng tiêu của lễ cưới đă
trỗi lên và từng nhịp phách nhịp vào trái tim tôi. Tiếng nỉ non của giai
diệu Bhairavi dường như làm tăng thêm nỗi đau gần đến giờ chia ly. Tối nay
Mini của tôi sẽ ra riêng.
Từ sáng sớm căn nhà đă rộn
ràng. Ngoài sân, đă căng mái ṿm trên những ngọn tre; những chùm hoa đăng
treo trong từng pḥng và ngoài hàng hiên vang leng keng. Sự rộn ràng không
ngớt.
Tôi đang ngồi trong pḥng
xem lại các khoản chi tiêu th́ có ai đó bước vào kính cẩn chào và đứng trước
mặt tôi. Đó là Rahmun gă bán dạo người Cabul. Mới đầu, tôi không nhận ra gă.
Tóc cắt ngắn, không vác túi, cũng không c̣n lực lưỡng như xưa nữa. Nhưng gă
mỉm cười và tôi lại nhận ra gă.
-“Ông đến hồi nào vậy?” Tôi
hỏi gă.
- “Chiều hôm qua, tôi vừa
được phóng thích”. Gă đáp
Những lời nói như chọc vào
tai tôi. Tôi chưa từng bao giờ tiếp chuyện với kẻ đả thương đồng loại, tim
tôi thót lại khi nhận ra điều ấy, v́ tôi cảm thấy rằng ngày này sẽ thật đại
hỉ nếu gă không xuất hiện.
“Nhà đang có việc,” tôi nói
“tôi bận quá, có lẽ hôm khác ông ghé chơi nhé”.
Lập tức gă quay đi, nhưng
khi đến cửa, gă lại do dự và nói: “Cho tôi thăm con bé một lát được không,
thưa ông?”. Gă vẫn tin rằng Mini vẫn như dạo trước. Gă h́nh dung con bé đang
hớn hở chạy ra: “Ông Cabul, ông Cabul”. Gă cũng h́nh dung họ sẽ cười đùa với
nhau như ngày nào. Quả vậy, hồi tưởng lại những ngày trước, gă đă đem theo
một hạnh nhân và nho khô gói cẩn thận trong giấy, không biết làm sao mà gă
xoay được từ một người đồng hương, v́ vốn liếng cỏn con của gă đă tiêu tán
hết rồi
Tôi lại nói: “Nhà đang có
việc, hôm nay ông không gặp ai được đâu”.
Mặt gă xịu xuống. Gă buồn bă
nh́n tôi một lúc rồi nói: “chào ông” và đi ra. Tôi cảm thấy hơi ân hận, định
gọi gă lại, nhưng gă đă tự quay lại, đến gần tôi ch́a những tặng vật ra và
nói: “Thưa ông, tôi mang mấy thứ này cho con bé, ông trao cho cô bé giùm tôi
nhé?”
Tôi cầm lấy và định trả tiền
cho gă, nhưng gă cầm lấy tay tôi và nói:
- ‘Ông thật tử tế quá. Xin
ông hăy nhớ đến tôi là đủ. Đừng đưa tiền cho tôi! Ông có một đứa con gái
nhỏ, tôi cũng có một đứa con gái như thế ở quê nhà. Tôi nhớ nó và mang chút
quà này cho con ông, chứ không phải là kiếm lời ǵ đâu”.
Nói đoạn, gă luồn tay vào
cái áo rộng lấy ra một mảnh giấy nhỏ cáu bẩn. Hết sức cẩn trọng gă mở tờ
giấy ra, đặt lên bàn và dùng hai tay vuốt thẳng . Trên giấy có in dấu một
bàn tay nhỏ. Không phải là ảnh chụp. Không phải là bức vẽ, mà chỉ là vết bàn
tay bôi mực bệt trên tờ giấy. Dấu tích của đứa con gái nhỏ luôn nằm trong
ḷng gă năm này qua năm khác khi gă bán dạo trên đường phố ở Calcultta .
Tôi rân rấn nước mắt. Tôi
quên hẳn gă chỉ là một gă Cabul bán dạo nghèo khổ c̣n tôi th́…, nhưng không,
tôi có hơn gă ǵ nào? Gă cũng là một người cha. Cái dấu tay của cô bé
Parbati, cô con gái gă ở miền sơn cước, nhắc tôi nhớ đến Mini bé nhỏ của
ḿnh
Tôi lập tức cho người gọi
Mini từ pḥng trong ra. Dù có nhiều lư do khó khăn được đưa ra, nhưng tôi
vẫn không nghe. Mini đến trong trang phục áo cưới bằng lụa đỏ, chấm đỏ trên
trán, trang điểm ra dáng một cô dâu trẻ đứng bẽn lẽn trước mặt tôi.
Gă bán dạo người Cabul hơi
ngỡ ngàng trước sự xuất hiện này. Gă không thể nào văn hồi t́nh bạn ngày xưa
nữa. Cuối cùng gă mỉm cười và nói: “Này bé con, bé sắp sửa về nhà ông nhạc
đó hả?”
Nhưng giờ đây Mini đă hiểu ư
nghĩa của hai chữ: “ông nhạc”, nên cô gái không thể trả lời gă kiểu ngày
xưa. Cô đỏ mặt khi nghe hỏi và đứng bẽn lẽn như một cô dâu mới cúi mặt trước
gă
Tôi nhớ lại cái ngày đầu
tiên gă Cabul và Mini gặp nhau mà cảm thấy buồn. Khi nó đi rồi, Rahmun thở
thật dài, ngồi bệt xuống sàn. Cái ư tưởng bất chợt đến với gă đó là con gái
của gă cũng đă trưởng thành trong thời gian dài qua, và chắc gă phải làm
quen lại với nó. Nhất định gă sẽ thấy nó không c̣n giống như ngày xưa gă
từng thấy. Và hơn nữa đă biết bao sự việc có thể xảy ra với nó trong tám năm
trời ấy.
Tiếng tiêu lễ cưới trỗi lên,
ánh nắng thu dịu dàng bao phủ chúng tôi. Nhưng ngồi trong con hẽm nhỏ ở
Calcutta mà Rahmun như thấy trước mặt gă là dăy núi khô cằn vùng
Afghanistan
Tôi lấy một tờ giấy bạc đưa
cho gă và nói: “Hăy về quê với con gái của ông đi Rahmun. Cầu mong cho cuộc
hạnh ngộ của cha con ông mang đến cho con gái tôi niềm may mắn”
Với món quà biếu này, tôi đă
phải cắt giảm vài khoản chi tiêu cho lễ cưới. Không có đèn điện như dự tính,
cũng không có ban nhạc,điều này làm cho cánh phụ nữ thất vọng. Nhưng đối với
tôi th́ bữa tiệc cưới thêm hoành tráng, với cái ư nghĩ, ở một nơi chốn xa
xôi có người cha biệt xứ bao năm giờ gặp lại đứa con gái duy nhất của ḿnh..
Nhị Tường
dịch
|