Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Khám phá cuộc sống


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Khám phá cuộc sống

Nhị Tường dịch


 

Ô NHIỄM V̀ ÁNH ĐÈN ĐIỆN 

Ai ở thành phố cũng đều biết rằng những ánh đèn sáng chói đều làm cho họ không thể thấy được tất cả những ngôi sao trên trời nhưng hầu như không ai biết là những ánh điện đó có thể làm cho chúng ta bệnh.

Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm ánh sáng đó_  cái ánh sáng rực rỡ bất hợp lư của hàng tỉ ánh đèn đường, đèn bảo vệ, đèn pha, đèn văn pḥng và đèn báo hiệu_ chính là do con người ở khắp nơi đang cố gắng đẩy lùi biên giới của bóng đêm.

Lần đầu tiên ánh đèn được nghiêm túc quan tâm như là một mối nguy hại cho sức khỏe con người, một yếu tố có thể tác động vào việc gia tăng bệnh ung thư vú, bệnh u sầu, và những bệnh khác. Và đối với nhiều chủng loại thuộc giới hữu sinh, sự ô nhiễm ánh đèn cũng trầm trọng không kém việc môi trường bị tàn phá, nhiễm độc chất thải. “Loài người đang bắt đầu chú ư đến sự ô nhiễm này một cách nghiêm túc hơn”, Alan Outen, nhà sinh thái học người Anh từng viết nhiều về mối nguy hiểm của ánh sáng ban đêm nói. “Tác hại của nó c̣n lớn hơn những ǵ mà chúng ta nhận thấy”.

Căn cứ theo bản đồ ánh sáng nhân tạo ban đêm của thế giới đầu tiên được xuất bản năm 2001 của những nhà nghiên cứu Mỹ và Ư th́ gần 2/3 dân số thế giới sống dưới bầu trời bị ô nhiễm ánh đèn. 

Trong hầu hết những vùng đô thị hóa hoàn toàn th́ thật sự không c̣n có bóng tối nữa. Những h́nh ảnh qua vệ tinh cho thấy rằng trong một diện tích rộng lớn ở Đông bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật và Nam Hàn th́ đêm đă trở thành chiều hôm vĩnh viễn.

Trong một bầu trời đêm, khi nh́n lên trời bằng mắt thường người ta có thể thấy khoảng 3500 ngôi sao và những hành tinh cùng với ánh sáng rực rỡ từ dải Ngân hà, nhưng trong những thành phố lớn, số ngôi sao thấy được ít dần chỉ c̣n có vài chục. Khám phá bất ngờ này đă làm cho nhà thiên văn học người Canada, Terence Dickinson than rằng: “Có thể rồi đây không thể nào thấy được vẻ đẹp tự nhiên và truyền cảm của bầu trời đêm”

Tác giả chính của bản đồ bầu trời sáng_ nhà thiên văn học người Ư Pierantonio Cinzano của đại học Padua và tổ nghiên cứu của ông đă phát hiện ra rằng mắt người giờ đây không thể nào đạt đến độ hoàn toàn thích nghi với bóng tối. Những nhà nghiên cứu đă tính ra tỉ lệ 1/10 người trên thế giới mất đi khả năng nh́n trong bóng đêm.

Những sinh vật khác cũng tỏ ra bị ảnh hưởng cao độ về sự nhiễu loạn này. Ánh sáng của các toà tháp cao đă làm lạc hướng những bầy chim di trú, làm cho chúng thường bay vào những toà nhà thắp sáng vào ban đêm. Hàng triệu chim chóc ở Bắc Mỹ đă chết v́ sự đâm sầm này. Tính riêng ở Toronto, những ṭa nhà thương mại chọc trời đă làm bị thương và giết chết khoảng 24.000 con chim mỗi năm theo máy đếm của một nhóm nghiên cứu môi trường địa phương.

Từ năm 1980, những nhà nghiên cứu ở Florida đă thông báo rằng ánh sáng nhân tạo dọc theo bờ đại dương đă làm lạc hướng những con rùa biển con. Khắp bang, hơn 1 triệu con mới nở đều bị ảnh hưởng. Các quan sát viên nói rằng loài rùa theo bản năng thường ḅ đến những vật ǵ sáng nhất nơi chân trời mà thông thường là sự phản chiếu của những ngôi sao hoặc mặt trăng trên biển. Nhưng khi những bờ biển được thắp sáng, rùa con thường ḅ về hướng những con đường sáng, nơi chúng sẽ bị xe hơi cán bẹp, hoặc đi thành ṿng tṛn trên bờ biển để rồi khi b́nh minh ló dạng, chúng sẽ bị phơi nắng đến chết.

Bryant Buchanan, giáo sư sinh vật học trường cao đẳng Utica, ở New York đă hướng dẫn những thí nghiệm chứng tỏ rằng ngay cả với ánh sáng của chiếc đèn ngủ dành cho em bé cũng đủ làm mù những con ếch ăn đêm. Ông nói rằng khi một sân vận động thắp sáng đêm cho những cuộc đấu thể thao th́ ếch ngừng giao phối. “Hiển nhiên, nếu chúng ta cứ giảm đi một số đêm con ếch có thể truyền giống, th́ năm này sang năm khác sẽ có một hậu quả”.

Các nhà sinh vật học cũng nói rằng ánh sáng chiếu ban đêm đă gây ra hậu quả tương tự việc tàn phá môi trường và để lại một môi sinh không c̣n phù hợp. Giống như sự ô nhiễm các chất độc hại khác ánh đèn có thể gây ra sự u buồn, bệnh tinh thần hoặc thương tổn nguy hiểm cho nhiều chủng loại.

Tại sao thảm họa đó lại không được biết đầy đủ, và tầm ảnh hưởng cũng khác nhau tùy thuộc vào chủng loại. Outen nói một sự giải thích bằng trực giác: đó là sự tiến hóa. “Cuộc sống tiến hoá trong sự hiện diên luân phiên giữa bóng tối và ánh sáng” .

Rùa biển và chim rơ ràng là bị nguy hiểm bởi ánh đèn ban đêm, nhưng những nhà khoa học đă bắt đầu nghiên cứu xem loài người có cùng chung số phận hay không. Richard Stevens, nhà dịch tễ học của đại học đường Trung Tâm Y Khoa Connecticut đă triển khai ư tưởng rằng ánh sáng ban đêm có thể phá vỡ sự cân bằng ổn định của các hoóc-môn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Stevens đă đi đến kết luận này trong khi đang cố t́m câu trả lời v́ sao nguy cơ ung thư vú ở xă hội công nghiệp cao gấp 5 lần so với các nước đang phát triển .

Vào đầu thập niên 1980, những nhà nghiên cứu đă cho rằng sự khác biệt đó có thể là do chế độ ăn nhiều chất béo ở phương Tây, do di truyền hoặc do nhiễm chất độc hóa học; nhưng sự giải thích vẫn chưa đầy đủ.

Stevens đă làm việc ở một Viện nghiên cứu về năng lượng của Mỹ, nơi nghiên cứu những hệ quả sinh học của từ trường. Khi nghĩ đến những từ trường do ḍng điện sinh ra ông nhận thấy rằng “khía cạnh đáng quan tâm nhất của điện đó là môi trường ánh sáng”.

Stevens chuyển sang các tài liệu khoa học nói về những nhịp điệu của ve sầu _ cái đồng hồ sinh học 24 giờ điều khiển những chức năng của cơ thể hằng ngày _ và về melatonin, một hoóc-môn mà hầu hết những sinh vật sống tạo ra vào ban đêm. Từ đó ông đă phát triển lư thuyết rằng cái ǵ đó vô hại như một bóng đèn thắp sáng _ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trong một nghiên cứu công bố năm 2001, Stevens nói rằng có “chứng cứ xác thực cho rằng việc phá hủy trạng thái đều đặn của melatonin có thể dẫn đến mệt mỏi kinh niên, u sầu và có khả năng sinh ra sự bất thường như là ung thư.”

Một nghiên cứu khác của Stevens cho thấy phụ nữ làm việc theo ca suốt đêm, ví dụ như những y tá, dường như có tiềm ẩn nguy cơ về ung thư vú. Theo nghiên cứu, những người đă từng làm việc thâu đêm có nguy cơ cao hơn là 60%.

Bằng 1 cuộc nghiên cứu khác, Stevens  cho thấy nguy cơ ung thư vú thấp hơn ở phụ nữ bị mù là 20-50%; phụ nữ bị bệnh về mắt th́ nguy cơ ung thư thấp hơn.

Vậy ánh đèn đă làm ǵ? Stevens nghĩ rằng yếu tố chính ở đây là melatonin, được sản xuất từ tuyến tùng trong năo bộ chỉ khi mắt bắt gặp dấu hiệu của bóng đêm. Sự sản xuất này bắt đầu vào lúc hoàng hôn, cao điểm lúc 1giờ đến 2 giờ sáng và tắt hẳn suốt ban ngày. Những ai làm việc dưới ánh sáng trong đêm sẽ bị giảm đi số lượng melatonin mà cơ thể họ tạo ra. Thực tế cho thấy chất melatonin có thể ngăn chặn oestrogen kích thích sự tăng trưởng của những tế bào ung thư vú, điều này giải thích v́ sao phụ nữ mù luôn có thể duy tŕ mức độ melatonin cao và ít nguy cơ ung thư trong khi những công nhân làm việc ban đêm th́ dễ mắc phải.

Một câu hỏi lớn đặt ra là có phải ở những nơi công cộng với ánh sáng nhân tạo rực rỡ trên bầu trời đêm hoặc ngay cả ánh sáng nhẹ nhàng trong pḥng ngủ th́ nguy hiểm không. Trong nghiên cứu  của Stevens cũng có nói rằng nguy cơ ung thư vú gia tăng ở những phụ nữ ngủ trong pḥng ngủ dưới ánh sáng có thể đọc được. Kết quả đó gợi ư rằng mức độ ánh sáng ở các đô thị chính có thể nguy hiểm, mặc dù hăy c̣n sớm để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, Stevens nói, con người nên nghiêm túc quan tâm đến bất cứ điều ǵ dẫn đến dù chỉ là một sự thay đổi nhỏ về định mức kích thích tố _  v́ qua nhiều năm nó sẽ có thể có tác động lớn.

David Blask, một khoa học gia ở Học Viện Nghiên Cứu Chăm Sóc Sức Khỏe ở Cooperstown, New York trở nên quan tâm đến melatonin sau những thí nghiệm chứng tỏ rằng những chất trích từ tuyến tùng của ḅ và heo tiêm cho người  bị ung thư  cũng có hiệu quả tiến triển. Ông nói “Nó đóng vai tṛ như rào chắn, giống tamoxifen, trong việc ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú”.

Trong cuộc nghiên cứu trên thỏ, Blask thấy rằng thậm chí một lượng ánh sáng nhẹ ban đêm cũng làm chấm dứt sự sản xuất melatonin. Ngạc nhiên thay, những con thỏ được nhốt ở nơi có ánh sáng nhẹ vào ban đêm lại có tỉ lệ phát triển khối u giống như những động vật gặm nhắm khác trong môi trường đầy ánh sáng cả ngày. May mắn thay cho con người, chúng ta ít nhạy cảm với ánh sáng vào ban đêm hơn thỏ và những động vật cấp thấp khác.

Ô nhiễm do ánh đèn sẽ được chú trọng như những yếu tố ô nhiễm môi sinh khác. Các nhà môi trường học nói rằng sự ô nhiễm ánh đèn đă tăng khoảng 10% mỗi năm từ thập niên 60 và chỉ mới đây mới bắt đầu có những cố gắng đáng kể để khắc phục nó.

Ở Canada, chính quyền Ontario đă thiết lập một khu bảo tồn riêng phía Bắc Toronto, nơi đầu tiên trên thế giới giữ ǵn bầu trời đêm hoang sơ bỗng tồn tại một cách thật có lư. Tọa lạc ở ngoại ô Toronto, khu bảo tồn Torance và Dark Sky chỉ xa vừa đủ từ thành phố và những trung tâm chính đến chân trời vẫn giữ nguyên bầu trời không bị ô nhiễm.

Những nhà bảo tồn đang hy vọng sẽ khuếch trương diện tích bầu trời đêm này bằng cách khuyến khích chính quyền địa phương cắt giảm đi việc sử dụng những ánh đèn đêm thiết kế lạc hậu, thủ phạm chính núp sau sự ô nhiễm ánh đèn. Nếu được vậy, đó sẽ là nơi lớn nhất trong thế giới đă phát triển đang bảo vệ bầu trời đêm.

Ở Mỹ Hiệp Hội quốc tế Dark-Sky (IDA) đă chạy chọt để có quy định cho những ánh đèn “đêm thân mật”, với những bóng đèn gắn vào những vật cố định để ánh sáng không hắt ngang ra ngoài hoặc hắt ngược lên trên. Những đèn chiếu thẳng xuống đất sẽ ít điện năng hơn và không thắp sáng bầu trời một cách vô ích. Hiệp hội Tucson cũng khuyến cáo mọi người nên sử dụng đèn báo động hơn là đèn bảo vệ thắp suốt ngày đêm.

Thắp sáng đúng thiết kế có thể giúp phục hồi bầu trời. Ở Tucson, nơi đặt ra quy định bảo vệ bầu trời đêm, Dave Crawford, giám đốc điều hành IDA nói: “Vào những đêm đẹp trời bạn có thể thực sự ngắm nh́n dải ngân hà. Đây là một thành phố của 500.000 dân, ngược lại, trong 1 khu phố chỉ 50.000 dân, bạn lại không thể làm được điều đó. Thế chúng ta mới biết được tác dụng của ánh đèn “đêm thân mật”.

Trong khi sức khỏe và những tác động đến môi truờng do ô nhiễm ánh đèn đang bắt đầu được chú ư, Crawfor đă có những bận tâm khác. Ông c̣n lo sự biến chất của bầu trời có thể sẽ ảnh hưởng đến sự biến chất về trí tưởng tượng của con người _ một mối đe dọa lâu dài trong nhiều phương diện. Các văn nghệ sĩ  luôn lấy cảm hứng từ bầu trời đêm. Crawfor nói, “Đó là sự huyền ảo và kỳ diệu của vũ trụ chúng ta đang sống. Chúng ta phải ǵn giữ nó”

 

Theo Reader’s Digest 6-2003

Nhị Tường dịch

 

 

>>>Khám phá cuộc sống<<<


Home

Cập nhật: 16/9/2006