|
|
|
Khám phá cuộc sống Nhị Tường dịch
NHỮNG CON "NGỰA CHỨNG" BÉ BỎNG Những chiến lược để làm nguôi cơn giận của trẻ mới lớn
Một người mẹ cùng hai đứa con đến chơi nhà một người bạn. Đến lúc phải ra về, chị thông báo, “Bây giờ phải đi về. Nếu các con không nhặt đồ chơi và mang giày vào th́ sẽ không được ăn kem trên đường về”. Chị lại tiếp tục nói chuyện với người bạn thêm vài phút, thế rồi nhận ra hai đứa con của ḿnh không hề để ư ǵ đến những lời chị nói. “Lượm đồ chơi nhanh lên, sắp phải về rồi,” lúc này chị nói bằng một giọng bực bội. Thế rồi chị lại tiếp tục trở lại câu chuyện với người bạn. Hai đứa trẻ vẫn tiếp tục tṛ chơi của chúng. Người mẹ càng trở nên giận dữ. Bằng một giọng chán nản, chị nói, “Thế th́ các con sẽ không được ăn kem. Lượm đồ chơi ngay đi! Mẹ đi đấy”. Cuối cùng,10 phút sau đó, họ mới ra về được, cả ba đều thất vọng. Điều ǵ đă xảy ra khi một cuộc đi chơi đầy thoải mái lại kết thúc một cách thảm hại như thế. Nếu cảnh này trông quen thuộc với bạn, hăy b́nh tĩnh. Nhiều trẻ hay có vấn đề với tuổi đang lớn. Nhưng có những sách lược giúp bạn chế ngự được những con “ngựa chứng “ bé bỏng đấy. Đó là:
Báo trước giờ ra về Hăy để bọn trẻ biết thời điểm ra về để chúng chuẩn bị sắn sàng. Chẳng hạn hăy nói: “Chơi với những con búp bê (sách h́nh, ô chữ,…) khoảng 10 phút thôi con nhé?” hoặc là “Con có thể xem chương tŕnh này đến chuyên mục quảng cáo là mẹ sẽ tắt ti vi đấy.” Dù đứa trẻ chưa có một nhận thức về thời gian như người lớn, bạn vẫn sẽ nhận được sự hợp tác nhiều hơn nếu đứa trẻ cảm thấy ḿnh có một vai tṛ quan trọng trong việc kết thúc cuộc chơi. Báo trước giờ ra về sẽ tạo điều kiện cho trẻ hoàn thành cuộc chơi mà nó đang say mê, và bạn không cảm thấy vội vàng hoặc rầy la trách mắng chúng. Hăy nghĩ đến việc bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu chồng (hoặc vợ ) bạn nôn nóng ra về bỗng cắt ngang một bữa tiệc hứng thú và nói “chúng ta về thôi”?
Đưa ra những yêu cầu cụ thể và đơn giản. Mệnh lệnh: “nhặt đồ chơi lên” nghe có vẻ áp đảo đứa trẻ. Thay vào đó, hăy chia nhỏ những công việc. Ví dụ "Hăy nhặt những khối màu xanh này bỏ vào trong hộp”. Yêu cầu trẻ hoàn thành từng việc từng lúc dễ hiểu đối với chúng hơn và giúp cho chúng biết cách bắt đầu và kết thúc. Trong trường hợp này bạn c̣n tạo ra một bài học dạy cho trẻ cách sắp xếp những h́nh khối theo màu sắc.
Giúp đỡ cho trẻ. Trẻ cần vài sự giúp đỡ ban đầu. Hăy bắt đầu công việc với chúng, chúng sẽ cho phép bạn dẫn dắt chúng. Nhưng đừng tiếp quản công việc của chúng, nếu không chúng sẽ cảm thấy không thỏa măn khi thực hiện theo sự hướng dẫn của bạn và không có cơ hội tỏ ra có trách nhiệm.
Cố không làm gương xấu Bọn trẻ dễ dàng "làm ngơ" một khi bạn không quan tâm đến chúng. Nhiều khi trẻ đợi đến lúc bạn bực ḿnh mới chịu đáp lời bạn. Khi bạn muốn trẻ lắng nghe, bạn cần phải hoàn toàn chú ư đến chúng. Bạn có thể cũng nhờ người khác hợp tác. Như trong trường hợp người mẹ với hai đứa trẻ ở trên, chị đă không kết thúc cuộc nói chuyện với người bạn trước khi báo với lũ trẻ giờ ra về và lẽ ra người bạn kia đừng bắt đầu câu chuyện nữa mà nên giúp người mẹ đi ra cửa.
Không bao giờ dọa rời bỏ trẻ. Cái khái niệm bị bỏ rơi rất đáng sợ đối với trẻ. Thay v́ đó bạn hăy nói : “Mẹ sẽ chờ con ở ngoài cửa”
Thiết lập một thói quen Thiết lập một qui tŕnh đơn giản để trẻ thực hiện. Có một người mẹ muốn t́m cách làm giảm sự căng thẳng của con ḿnh lúc tan học, chị sắp sếp một qui tŕnh như thế này: Trước tiên, cô bé chào tạm biệt bạn. Tiếp đó, khi ra ngoài, bé chạy đến cầu tuột, tuột hai lần, rồi khi lên xe bé cổi vớ và giày ra. Cái thông lệ này trở thành một tṛ giải trí cho trẻ, thậm chí đôi khi cô bé trông chờ mỗi ngày. Nếu có những người khác trong gia đ́nh đưa đón trẻ phải cho họ biết rơ những qui tŕnh mà trẻ vẫn trông đợi mỗi ngày.
Tránh việc mua chuộc Có thể rất khó khăn mới tránh được, nhưng việc mua chuộc sẽ tạo ra một tiền lệ, trẻ sẽ có thói quen yêu sách “phải có cái ǵ đó cho ḿnh”. Cách tốt nhất là nhắc cho trẻ biết điều sẽ xảy ra tiếp theo đó. Ví dụ như, “Hảy nhớ là, khi sau rời khỏi đây chúng ta sẽ đến thư viện”
Tạo thành một tṛ chơi. Biến cuộc ra về thành một hoạt động vui nhộn. Chẳng hạn chúng ta có thể nói “Bây giờ ḿnh nhảy ḷ c̣ như con thỏ đến chiếc xe nào”
Để trẻ quyết định Nếu tất cả mọi việc đều thất bại, hăy làm dịu cơn trái chứng của trẻ bằng cách cho chúng chọn lựa. Ví dụ, “Con thích tự đi ra xe giống như mấy anh chị lớn hay là muốn mẹ cơng?” Nếu trẻ không bắt đầu bước đi ngay lập tức, hăy bế chúng lên đi đến xe.
Điều quan trọng là giữ b́nh tĩnh. Hiển nhiên một đứa bé trái chứng sẽ mang đến cho bạn nhiều stress. Nếu bạn cảm thấy bắt đầu mất b́nh tĩnh, hăy hít thở sâu vào, rồi đếm đến 10 hoặc 20, hoặc 200, hoặc dành một chút thời gian cho chính bạn. Nổ tung cơn giận dữ của ḿnh chắc chắn sẽ không giành được sự hợp tác của con bạn, nó sẽ làm cho cơn trái chứng trở nên bất trị hơn. Theo Reader’s Digest 5-2003 Nhị Tường dịch
>>>Khám phá cuộc sống<<< Cập nhật: 16/9/2006
|