Lời ngỏ


Truyện dịch


Truyện ngắn


Truyện thiếu nhi


Nghệ thuật sống


Những bài viết khác


Khám phá cuộc sống


Tạp Bút


Sách


Liên lạc


 

 

 

 

Khám phá cuộc sống

Nhị Tường dịch


 

 

12 Cách Để Trẻ Lớn Lên Trong Hạnh Phúc

 

Quyền được hạnh phúc là một trong những món quà vĩ đại nhất mà trẻ nhận được từ cha mẹ. Sau đây là cách để ban tặng cho con trẻ sự tự trọng và hạnh phúc bền lâu. Cố nhiên là có sự khác biệt giữa việc có được một chiếc đồng hồ, xe đạp với việc có được hạnh phúc bề vững. Hiển nhiên, trẻ thích được vui chơi ngoài trời, giống như người lớn, cần những cuộc vui nho nhỏ để nâng cao thể lực. Nhưng hạnh phúc thật sự  thường in sâu hơn: nó nuôi dưỡng tâm hồn đứa trẻ và giúp trẻ ḥa nhập với thế giới và cảm nhận ư nghĩa của cuộc sống.

Các chuyên gia kết luận rằng những đứa trẻ vui vẻ thường có tính chan ḥa, tự trọng, lạc quan và tự chủ. Ngẫu nhiên, những tính cách này dễ dàng phát triển nhiều hơn bạn nghĩ. Sau đây là 12 cách để đưa con của bạn bước đi trên con đường ngập nắng.

1. T́m thú vui giản dị và không dàn dựng trước.Những trẻ thành công thường là những đứa vui vẻ, nhưng trong gắng sức của bạn chuẩn bị cho những thách thức trong cuộc đời đứa trẻ, hăy tránh sự  nhồi nhét quá nhiều bổn phận cho trẻ. Tất cả các em đều cần có cơ hội để giải lao ngoài giờ học; và chỉ đơn giản là chơi một cách tự do, để cho trí tưởng tượng của trẻ hướng dẫn chúng. Chính quăng thời gian không vội vă để bắt những con chuồn chuồn, nặn đất sét, hoặc xem con nhện nhả tơ sẽ làm tăng khả năng thưởng ngoạn kỳ quan và khuyến khích trẻ mê say khám phá thế giới theo cách riêng của ḿnh; vậy sao chúng ta lại không giảm bớt thời gian căng thẳng của trẻ và giúp chúng t́m được niềm vui đó.

2. Dạy trẻ biết quan tâm chăm sóc. Để được hạnh phúc, trẻ cần phải cảm thấy rằng chúng đang sống trong một cộng đồng lớn và có thể tiếp xúc với những người khác theo một cách có ư nghĩa. Bày cho trẻ nhặt những đồ chơi cũ không dùng nữa để cho những đứa trẻ bất hạnh; hoặc thỉnh thoảng nên cho để cho trẻ giúp tiền cho những người ăn xin. Trẻ cần phải cảm nhận được niềm vui trong sự giúp đỡ người khác ở tuổi c̣n rất nhỏ.

3. Rèn luyện thân thể. Nên cùng với trẻ đi bộ, đạp xe đạp tập thể dục hoặc chơi cút bắt. Việc này không chỉ làm tăng thể lực và sức bền của trẻ mà c̣n làm cho nó có cơ hội để cười vui. Duy tŕ hoạt động này sẽ giúp trẻ giải lao theo cách tích cực; tăng cường thể lực, và trẻ sẽ cảm thấy tự hào với những ǵ chúng có thể làm hơn là bị ám ảnh bởi bổn phận. Khi bạn động viên trẻ trong những hoạt động chúng yêu thích là bạn đă cho chúng có được niềm vui theo nhiều cách.

4. Cười to. Nên kể chuyện cười hoặc ca bài ca ngốc nghếch chế giễu chính ḿnh. Cười là liều thuốc bổ cho cả bạn và trẻ. Khi cười sẽ bớt căng thẳng, tăng thêm oxy cho cơ thể và nâng tâm hồn bay bổng.

5. Biết khen ngợi. Đừng nói “vậy là tốt” mỗi khi trẻ tiến bộ trong một mục đích hay kỹ năng nào đó. Hăy chi tiết hoá lời khen một chút, ví dụ hăy nêu ra những chi tiết làm cho bạn thấy ấn tượng và nói: “Con tường thuật câu chuyện làm cho mẹ thấy hay hơn chính mẹ đọc đấy” hoặc là: “Bố thích cái cách con vẽ hàng cây kia”, việc khen ngợi chi tiết như thế sẽ ư nghĩa hơn là việc vỗ về một con vẹt. Cũng dừng lạm dụng giải thưởng, v́ nếu không trẻ sẽ hướng mục đích vào giải thuởng mà quên đi mất việc phải cố hoàn thiện.

6. Ăn uống điều độ. Nếu trẻ cứ nhặng xị la lối hoặc cáu kỉnh, nó có thể đang đói. Nếu không đủ thời gian một bữa ăn, nên cho trẻ một bữa ăn nhẹ nhưng phải có chất bổ dưỡng. Aên hợp lư sẽ làm cho trẻ không bị bẳn hẳn và tăng sức lực, nên chọn loại yaourt ít béo, trái cây, hoặc bánh ḿ  phết bơ.

7. Phát huy chất nghệ sĩ trong trẻ. Chắc bạn hẳn có nghe nói rằng nghe nhạc cổ điển sẽ làm cho năo bộ phát triển. Không những vậy môi trường âm nhạc, nghệ thuật sẽ làm giàu cho cuộc sống nội tâm và khả năng cảm thụ của trẻ. Nhảy theo nhạc cũng là cách thể hiện t́nh cảm của trẻ và thế  giới của nó. Cảm giác có được từ sáng tạo nghệ thuật dù là tập chơi piano hay là tham gia đóng kịch ở trường cũng giúp cho trẻ nhận thấy tuyệt vời với chính ḿnh.

8. Cười. Khi không c̣n có thể làm thêm điều ǵ khác nữa th́ nhớ nở một nụ cười rộng mở với con trẻ, đó là cách thể hiện: mẹ yêu con. Các nhà sư phạm và nhà văn ở Virginia thường nói: một cá nhân cần được ôm 4 lần một ngày để tồn tại, 8 lần để bảo dưỡng, và 16 lần để lớn lên; và hăy nhớ tất cả những nụ cười và ṿng ôm đều hữu ích cho bạn cũng như cho trẻ.

9. Biết lắng nghe. Không có ǵ làm cho trẻ cảm thấy ḿnh quan trọng bằng khi được bạn chú ư lắng nghe. Điều đó sẽ cho trẻ biết những ǵ nó nghĩ vẫn là điều bạn quan tâm. Muốn trở thành người biết lắng nghe hơn ư? Đừng nghe bằng nửa lỗ tai. Nếu trẻ nói với bạn khi bạn đang thanh toán hóa đơn hoặc đang làm công việc lặt vặt th́ hăy ngững tay và quan tâm đến trẻ. Bất kỳ bạn đang làm ǵ, đừng ngắt lời, hăy để trẻ nói xong hoặc diễn đạt hết luồng tư tưởng của nó; thậm chí ngay cả khi bạn đă từng nghe tất cả những điều đó trước kia rồi

10. Đừng quá cầu toàn. Tất cả chúng ta đều muốn trẻ cố gắng hết sức ḿnh, bất cứ khi nào chúng ta bắt tay vào dọn dẹp lại hoặc sửa chữa những ǵ chưa hoàn thành chúng ta thuờng vô ư làm tổn thương sự tự tin của trẻ, nếu chúng ta quét bụi hay lau lại nhà bếp nơi trẻ vừa làm xong tức là chúng ta gián tiếp nói rằng trẻ làm chưa tốt, và thật không may từ đó trẻ sẽ bắt đầu tin rằng chúng luôn làm không tốt. Lần sau nếu bạn muốn sửa lại những công việc cũa trẻ, hăy hỏi chính bạn: 1. Có ảnh hưởng ǵ đến vấn đề sức khỏe hay an toàn không, 2.Từ nay đến 10năm sau chuyện này có là vấn đề ǵ không? Nếu câu trả lời là không th́ hăy để chuyện đó trôi qua. Hiển nhiên, giúp trẻ có được kỹ năng sống là một bổn phận lớn của cha mẹ; nhưng nó chỉ là một bổn phận. Chiếc cầu nối t́nh cảm giữa 2 người quan trọng hơn việc cầm đặt đôi đũa sao cho đúng cách khi dọn cơm

11. Dạy trẻ giải quyết vấn đề Từ việc cột dây giày để qua đường cho an toàn, mỗi một vấn đề kỹ năng là một bước khác nhau để tiến đến sự tự lập. Thật vậy, chỉ biết vấn đề đó có thể là chướng ngại (và giải quyết) đă giúp trẻ cảm thấy tốt cho chính ḿnh. Khi nó va phải chướng ngại, dù cho có bị bạn bè chế giễu hay không hoặc một ô chữ mà nó không sắp được _ bạn có thể giúp cho nó theo từng bước sau: 1. Xác định rơ vấn đề; 2. để cho nó đưa ra những giải pháp; 3. chỉ ra từng bước đưa tới giải pháp; 4. quyết định xem nó có chọn những bước đó không, hay có cách riêng, hay cần giúp đỡ. 5. Nếu trẻ cần giúp đỡ th́ phải chỉ cho trẻ cặn kẽ cho ra vấn đề.

12. Cho trẻ cơ hội tỏa sáng. Mỗi đứa trẻ đều có tài năng hay kỹ năng đặc biệt; tại sao lại không để chúng phô trương một chút? Nó thích sách? Hăy cho để cho trẻ đọc khi bạn nấu ăn. Trẻ giỏi giang trong tính toán hăy để cho nó cân đối tiền bạc khi đi phố. “Khi bạn chia sẻ với trẻ sự nhiệt t́nh và tỏ ra rất ấn tượng với những tài năng của chúng, sẽ nâng ḷng tự trọng của trẻ hơn  

Theo The Washington Post

Nhị Tường dịch

 

 

>>>Khám phá cuộc sống<<<


Home

Cập nhật: 16/9/2006