Blog bẩn làm ai bẩn?
Nhị Tường
13-10-2007
Một sáng thứ bảy, mở mạng máy tính, hầu như các trang
báo đều nổi cộm tin tức “blog bẩn”, và các nhà chức trách đang t́m cách ngăn
chặn hoặc đưa ra luật để định tội những ai cố t́nh làm cho blog của ḿnh
“bẩn”. Có lẽ cũng không ít người mở vội những trang blog đă viết của ḿnh
trong những năm qua xem lại có ǵ bẩn hay không…
Thông
thường người đời thích nh́n thấy những “thói hư tật xấu” của người khác. Ít
ai để ư đến câu “hàm huyết phún nhân ô tự khẩu”. Theo thuyết nhà Phật, một
khi nh́n thấy thói xấu của người khác chính là lúc nh́n lại bản thân ḿnh để
tránh những thói xấu như vậy. Trong Phúc Âm cũng kể rằng có một người đàn bà
phạm tội ngoại t́nh bị ném đá giữa công chúng, Jésus nói rằng ai cảm thấy
ḿnh không có tội t́nh chi hết th́ hăy ném viên đá đi, thế là người người
vội bỏ viên đá xuống. Bởi vậy, khi đọc được một trang blog bẩn có người
khoái chí hả hê khi người khác bị bêu xấu bị triệt hạ mà ít có ai nhân đó
nh́n lại ḿnh liệu có tốt hơn chăng. Liệu có ai hoàn thiện suốt một đời khi
chúng ta sống chung và tương tác lẫn nhau trong cuộc sống này.
Có lẽ,
không có ǵ có thể ngăn chặn được blog bẩn. Nếu có chặn trên diễn đàn công
chúng, th́ nó cũng nằm kín đáo trong các thư điện tử người ta gởi chuyền cho
nhau. Đặc biệt là những cư dân trên thế giới ảo vốn có nhiều thời gian hơn
những người sống trong thế giới thật. Ai cũng muốn ḿnh là “người đưa tin
đầu tiên và nóng hổi nhất”. Những ǵ hiếm hoi, thuộc loại “hàng độc” th́
càng phát tán mạnh mẽ hơn. Thậm chí không phải do ḿnh tự nguyện bấm vào
link nữa mà c̣n được nhận y như người ta bỏ vào thùng thư nhà ḿnh vậy. Nếu
không muốn biết, chỉ c̣n cách tắt hết máy tính và lên rừng mà sống.
Ngăn chặn
blog bẩn chỉ c̣n một cách là phải sống sao cho sạch. Muốn biết một nhân cách
vẹn toàn hay không cần phải đợi đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Trong các
phim Tàu thường có một câu nghe rất quen tai nhưng triết lư thật sâu xa:
“Muốn người ta không biết th́ đừng làm”. Nếu đă là một người của công chúng,
càng cần phải sống cho thật tốt. Không ai ngạc nhiên ǵ khi những em học
sinh làm những chức vụ như lớp trưởng, lớp phó, liên đội trưởng… lại rất
thành công trong cuộc sống ngay từ trong ghế nhà trường và khi ra ngoài xă
hội. Bởi v́ các em được giáo dục sống gương mẫu, xả thân v́ người khác ngay
từ c̣n thơ ấu. Cùng một vũng dơ trên đường đi; do sơ ư, có người bị té lấm
lem quần áo và tự ḿnh về nhà giặt rửa. Những cũng có người bị té và đứng
dậy la hét trách móc ai đă đổ đồ dơ ra đường để rồi tất cả mọi người đều
nh́n thấy ḿnh trong bộ dạng nhếch nhác.
Đó là cách
thức sống trong thời đại “số”. Hăy đứng dậy, rửa sạch vết dơ bằng thói quen
sống sạch sẽ, bằng cách rèn luyện đạo đức và nhân cách của ḿnh. Blog bẩn,
nó vẫn c̣n đó, nhưng ta không bao giờ bị nó làm ta bẩn lần nữa, thậm chí, nó
c̣n giúp chúng ta biết ḿnh là ai và sống như thế nào để ḥa nhập với cuộc
sống xă hội.
|